Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ của methotrexate khi điều trị viêm khớp dạng thấp trong thai kỳ

Methotrexate là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị viêm khớp dạng thấp, một căn bệnh tự miễn không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Một câu hỏi lớn đặt ra là những phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm khớp dạng thấp liệu có an toàn khi sử dụng methotrexate?

Nguy cơ của methotrexate khi điều trị viêm khớp dạng thấp trong thai kỳ

Methotrexate có tác dụng giảm viêm trong viêm khớp dạng thấp bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Tác dụng này có thể giúp phòng những tổn thương tại khớp và làm giảm các triệu chứng của viêm khớp.

Methotrexate là thuốc có tác dụng kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp rất hiệu quả song nó lại có thể gây nguy hiểm khi sử dụng trong thai kỳ.

Những tác động của thuốc trong quá trình mang thai

Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp methotrexate vào hạng mục X tức là nhóm thuốc bị chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai.

Lý do là sử dụng methotrexate trong thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nhất mà methotrexate có thể gây ra bao gồm:

Dị tật ống thần kinh như:

  • Thiếu một phần não bộ (hoặc sọ)
  • Thoát vị màng não (màng bảo vệ tủy sống bị đẩy ra ngoài thông qua phần đốt sống bị hở)
  • Thoát vị màng tủy-tủy sống (cột sống không khép kín hoàn toàn)
  • Thoát vị não (mô não lồi ra khỏi hộp sọ)
  • Gai đôi có nang (dị tật ở cột sống)

Loạn sản xương sọ-đòn có thể gây ra:

  • Không có xương cổ hoặc xương cổ kém phát triển
  • Hộp sọ phát triển bất thường
  • Phần trán bị phồng lên

Sự cách xa bất thường của hai bộ phận (như mắt)

Những dị tật khác như biến dạng tai, mũi phẳng, hàm nhỏ

Bàn tay lệch vị trí so với cổ tay

Mất xương cánh tay

Quy tắc an toàn đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng mang thai không nên sử dụng methotrexate. Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản, hãy tuân thủ theo những quy tắc sau:

  • Thử thai trước khi quyết định điều trị với methotrexate.
  • Đợi ít nhất 1 chu kỳ kinh nguyệt sau khi bạn ngừng thuốc rồi mới nên mang thai.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị và trong khoảng 1 tháng sau khi ngừng điều trị với thuốc.
  • Nếu bạn mang thai trong khi đang sử dụng methotrexate, hãy ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sỹ ngay lập tức.

Quy tắc an toàn đối với nam giới

Nam giới sử dụng methotrexate không nên có con trong quá trình điều trị với thuốc, và nên tuân thủ theo những quy tắc sau:

  • Đợi ít nhất 3 tháng sau khi ngừng điều trị mới nên có con.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị và trong khoảng 3 tháng sau khi ngừng điều trị.

Phụ nữ cho con bú

Bạn không nên sử dụng methotrexate khi đang cho con bú do thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ bú mẹ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy, các rối loạn tạo máu như giảm tế bào máu. Nếu số lượng bạch cầu của trẻ thấp, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Còn nếu tỷ lệ hồng cầu thấp có thể dẫn đến thiếu máu.

Trường hợp bạn cần thiết phải sử dụng methotrexate sau khi sinh con, hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra biện pháp cho trẻ bú.

Những lựa chọn thay thế

Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác là lựa chọn khá an toàn khi sử dụng trong thai kỳ như:

  • Azathioprine
  • Cyclosporine
  • Hydroxychloroquine
  • Sulfasalazine

Lựa chọn an toàn khác cũng bao gồm sử dụng liều thấp corticosteroid. Bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp nhất.

Ngoài ra, nếu được chỉ định của bác sỹ, bạn cũng có thể sử dụng các thuốc chống viêm không steroid trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ như ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên việc sử dụng các NSAIDs này trong 3 tháng cuối là chống chỉ định do chúng có thể gây tổn thương tim thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm khớp dạng thấp và khả năng mang thai

Ths.Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2023

    Dư thừa canxi có thể ảnh hưởng đến tim mạch

    Chúng ta đều biết rằng canxi tốt cho xương cũng như sức khỏe tổng thể nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung quá nhiều canxi có thể không tốt cho tim mạch.

  • 29/03/2023

    Suy tuyến sinh dục

    Suy tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục — tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone. Mặc dù suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng khi nói về suy tuyến sinh dục, đặc biệt đề cập đến suy tuyến sinh dục nam.

  • 29/03/2023

    7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi

    Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.

  • 29/03/2023

    Bổ sung canxi với phụ nữ trung niên đúng cách để phòng bệnh tật

    Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..

  • 29/03/2023

    Giảm cân an toàn: Nên giảm bao nhiêu kg trong một tuần là tốt nhất

    Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.

  • 29/03/2023

    Ăn gì để tự tăng huyết sắc tố tại nhà?

    Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:

  • 28/03/2023

    Những rủi ro tiềm ẩn của chế độ ăn giảm cân Keto bạn nên biết

    Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?

  • 28/03/2023

    6 bệnh về mắt khi về già

    Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Xem thêm