Bản chất con người sống giữa trời và đất. Môi trường tự nhiên là nơi hợp thành của toàn bộ thế giới vật chất. Cây cối trong tự nhiên với nhiều màu sắc, nhận được sự nuôi dưỡng và sinh trưởng của nắng mưa, cung cấp thức ăn và nuôi dưỡng linh hồn cho vạn vật. Theo học thuyết ngũ hành, năm cơ quan nội tạng của cơ thể con người có quan hệ mật thiết với ngũ sắc của tự nhiên.
Ngũ sắc
Năm màu mà chúng ta đều biết trong cuộc sống hàng ngày (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) được tương ứng với các tạng phủ khác nhau, và mỗi màu lại có một tác dụng khác nhau. Theo nguyên tắc đó, những thực phẩm có màu sắc khác nhau cũng sẽ mang tới các tác dụng sức khỏe khác nhau trên từng cơ quan của cơ thể. Bản chất mỗi loại thực phẩm này có thuộc tính riêng biệt, và khi đi vào cơ thể, chúng cũng đi theo những con đường riêng biệt.
Sở thích về mùi vị, khẩu vị thường thể hiện nhu cầu của cơ thể đối với một số loại nguyên tố nhất định. Nói cách khác: nếu bạn thích một thứ gì đó, thường là bạn đang cần nó. Ví dụ: trong bụng có lửa, khi ăn ớt và gừng sẽ cảm thấy rất cay, khó chịu. Nếu ngược lại, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng và thoải mái khi ăn. Vì ớt và gừng đều là thực phẩm có tính ấm, có chức năng làm ẩm, tán phong hàn, chống lạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, cần phải quan sát kỹ lưỡng nhu cầu và cái thiếu của bản thân để bổ sung kịp thời cho cơ thể. Việc học cách phân biệt giữa lạnh và nóng, phân biệt âm và dương cũng rất cần thiết.
Trong thực tế, nhiều khi chúng ta gặp phải những người nói rằng tôi bị gan nhiễm mỡ, tôi bị mỡ máu cao nhưng tôi vẫn thích ăn thịt mỡ. Cái thích này gặp phải ở nhiều người, và việc sở thích đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe khiến bản thân những người đó phải kiểm soát những món ăn yêu thích của họ để tránh tăng nguy cơ bị bệnh. Do vậy, biết thế nào là hợp lý, là vừa đủ cũng cần phải học.
Ngũ sắc nuôi dưỡng ngũ tạng
Các thực phẩm thường dùng
Gan ứng với màu xanh
Những thực phẩm xanh thường dùng: đậu xanh, rau chân vịt (món ăn bổ gan nhất), bông cải xanh, dưa chuột, mướp, cần tây, tỏi tây, ớt xanh, cải cúc, xà lách, bắp cải, cây rau tề (có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa và hạ huyết áp), rau mồng tơi, đậu xanh, đậu ván, rau muống, nấm hương, rau dền xanh, củ cải, rau cải xanh, mướp đắng và các loại hoa quả tương tự.
Tim ứng với màu đỏ
Thực phẩm màu đỏ thông thường như đậu đỏ, khoai lang, cà rốt (loại rau củ tốt nhất cho mắt, tăng cường sinh lực cho lá lách, bảo vệ gan), ớt đỏ, chà là đỏ, cà chua, táo gai, bánh mì, dâu tây,…
Lá lách và dạ dày ứng với màu vàng
Các loại thực phẩm màu vàng thường dùng như: đậu nành, cây ngưu bàng (loại cây tốt để làm sạch tỳ vị và hỏa trong dạ dày, có thể thêm củ cải trắng để hầm xương cùng nhau), khoai lang (thực phẩm tốt nhất để điều trị loét miệng). Đặc biệt lúa mạch có vị ngọt - có tính hơi lạnh, lợi thủy, tiêu sưng, tốt cho sức khỏe. Nó có chức năng khử ẩm ở tỳ vị, làm giãn cơ và tê thấp, thanh nhiệt, tiêu mủ. Lúa mạch cũng là vị thuốc thường dùng để lợi tiểu. Ngoài ra còn có hẹ, bí ngô (tăng sản xuất insulin và điều trị bệnh tiểu đường), táo, lòng đỏ trứng, ngô,…
Phổi ứng với màu trắng
Các loại thức ăn có màu trắng thông thường bao gồm đậu trắng, mướp, lê, củ cải trắng, nấm trắng, củ sen, hoa hòe, hạt dẻ, sợi bún, đậu phụ, bông cải trắng, măng, khoai mỡ,…
Thận ứng với màu đen
Thực phẩm có màu đen phổ biến như: đậu đen, gạo đen, hạt mè đen, nấm đen, quả óc chó (không phải là thực phẩm có màu đen nhưng là thực phẩm rất bổ cho thận), rong biển, tảo bẹ (cũng là thực phẩm tốt cho cả thận và phổi).
Tham khảo thêm thông tin tại: Phương tây nghĩ gì về y học cổ truyền Trung Hoa?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.