Trong 100g hạt đậu xanh có 22g protein; 1g lipid; 60g carbohydrat; 4g chất xơ; ngoài ra có nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP, C, acid folic, acid panthotenic) và các nguyên tố (Na, K, Ca, P, Fe, Cu...). Vỏ hạt đậu chứa 0,8% flavonoid (vitexin và isovitexin).
Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát; vào tâm, vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải thử, lợi thủy, chỉ khái, thanh can minh mục, giải độc dược. Trị say nắng, say nóng, sốt cao mất nước, phù nề, mụn nhọt, lở ngứa, ngộ độc cá, ngộ độc sắn, giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Sau đây là món ăn thuốc có đậu xanh.
Cháo đậu xanh hải đới: Đậu xanh xay 30g, hải đới 50g, gạo nếp 50g, đường vừa đủ. Hải đới ngâm mềm; gạo và đậu vo sạch nấu cháo, cháo chín cho hải đới vào nấu tiếp khoảng 5 phút, thêm đường khuấy đều. Dùng tốt cho người bệnh viêm da cấp tính, sẩn ngứa, mề đay.
Cháo đậu xanh (Duyên đậu chúc): Đậu xanh 50g, gạo tẻ 80g, cả hai vo sạch nấu cháo, để nguội, ăn ngày 2-3 lần. Dùng tốt cho người bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc phụ tử, ba đậu, các thuốc nông nghiệp, thảo dược, người bệnh mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt lở ngứa.
Cháo vừng đậu xanh: Đậu xanh 50g, vừng hạt 30g, trần bì 8g. Đậu xanh xay vỡ, vừng và trần bì tán bột, cùng nấu cháo bột. Món này rất tốt cho người viêm đường tiết niệu, tiểu đục, dắt buốt.
Canh đậu (Duyên đậu thang): Đậu xanh 50-100g. Xay vỡ nhưng để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn. Tác dụng giải thử (chữa say nắng, say nóng).
Nước bột đậu xanh (Duyên đậu chấp): Đậu xanh 200g cho nước nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước uống sáng và tối, mỗi lần 1 chén. Dùng tốt cho người đái tháo đường.
Nước bột đậu xanh sữa đậu nành: Đậu xanh 100g, đậu hũ (hoặc sữa đậu nành) 200-300ml. Đậu xanh tán bột, trộn đều sữa đậu nành, uống. Dùng tốt cho người bị ngộ độc thuốc, chất khoáng, kim loại arsenic, rượu...
Nước sắc đậu xanh cam thảo: Đậu xanh 120g, sinh cam thảo 60g, nấu lấy nước uống. Tác dụng giải độc ô đầu phụ tử.
Đậu xanh hầm lõi cải bắp: Đậu xanh xay 60g, cuống bắp cải 2-3 cái. Đậu xanh nấu chín; cuống bắp cải gọt bỏ phần xơ cứng ngoài, thái lát cho tiếp vào nấu chín nhừ. Ngày ăn 1-2 lần. Dùng tốt cho người viêm tuyến nước bọt (quai bị).
Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả không dùng đậu xanh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đậu xanh thanh nhiệt, giảm cân, chữa mất ngủ
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.