Nấm hương có hình dạng như cái ô (gồm mũ nấm và cuống nấm). Cuống nấm hình trụ nhưng hơi dẹt, phía trên hơi rộng, có phủ lớp vẩy dạng lông. Mũ nấm hình bán cầu dẹt, đường kính có thể lên tới 10cm; màu nâu đen và phủ mụn trắng khi còn non, sau đó có màu nâu vàng, rồi chuyển sang màu vàng mật ong; thường nấm càng già thì màu càng nhạt. Khi khô, nấm có mùi thơm nên gọi là "nấm hương".
Nấm hương tính bình, vị ngọt, lợi về kinh tỳ, vị, phế, có công dụng bổ tỳ, ích vị. Chủ trị khí huyết lưỡng hư dẫn tới suy giảm sức đề kháng, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên cùng với bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch cơ tim, xơ gan…
Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy: Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa...
Nấm hương thích hợp đối với những người thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, suy nhược cơ thể, hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa tai biến…
Nguyên liệu: Nấm hương tươi 500g, tỏi giã, giấm thanh, dầu vừng, gia vị lượng thích hợp.
Cách dùng: Nấm hương, rửa sạch, vắt khô, trần nước sôi, vớt ra để ráo, cho vào âu, trộn với các gia vị trên là dùng được.
Công dụng: Thường xuyên sử dụng có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu.
Nấm hương, tỏi giã cho món salad nấm hương có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu.
Nguyên liệu: Nấm hương 200g, măng tươi 200g, canh gà 350ml, dầu thực vật, gia vị lượng thích hợp.
Cách dùng: Măng tre luộc chín, vớt ra thái lát; nấm hương rửa sạch. Đổ dầu thực vật vào chảo đun nóng, cho nấm cùng măng tre cho vào chảo, xào chín, cho canh gà vào đun sôi, nêm gia vị cho vừa miệng...
Công dụng: Dùng cho người cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mỡ máu cao.
Nguyên liệu: Nấm hương 100g, chanh tươi 3 quả, mật ong 250ml, rượu trắng 2 lít.
Cách dùng: Nấm hương, chanh tươi rửa sạch, phơi khô trong bóng râm, thái mỏng, cho vào hũ, đổ rượu trắng vào, đậy kín ngâm trong 7-10 ngày bỏ chanh ra, tiếp tục ngâm thêm 15-20 ngày, cho mật ong vào, hòa đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -15ml.
Công dụng: Khỏe tỳ, ích vị. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho người cao huyết áp, mỡ máu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hạ mỡ máu bằng táo mèo.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.