Chế độ ăn uống có lẽ là nguyên nhân chính gây ra nhiều triệu chứng về đường tiêu hoá. Những gì chúng ta ăn sẽ di chuyển khắp cơ thể và trải qua quá trình biến đổi khi nó bị phân huỷ bởi các enzyme và vi khuẩn trong đường tiêu hoá.
Khi chúng ta cảm thấy đầy hơi và chướng bụng sau khi ăn, nguyên nhân thường là do các sản phẩm phụ được tạo ra bởi vi khuẩn trong đường tiêu hoá giúp phân huỷ thức ăn. Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ từ những thức ăn mà chúng ta ăn cũng có thể làm tăng hàm lượng nước trong ruột, hút chất lỏng vào và khiến chúng ta cảm thấy đầy hơi.
Nguyên nhân chính gây đầy hơi và chướng bụng là hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích được gây ra bởi vô số nguyên nhân khác nhau, nhưng dấu hiệu nổi bật bao gồm đau bụng, khó chịu và chức năng ruột bị thay đổi, như táo bón và tiêu chảy. Những người mắc hội chứng ruột kích thích có thể bị đau hoặc đầy hơi nhiều hơn sau khi ăn, không phụ thuộc vào loại thực phẩm ăn vào. Để giảm đầy hơi và chướng bụng hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh đồ uống có ga và ăn ít thực phẩm sinh ra khí (như đậu, rau họ cải, sữa nếu không dung nạp tốt).
Đọc thêm thông tin tại: Tiêu chảy do ăn keto
Các chất dinh dưỡng có liên quan đến các vấn đề đường ruột bao gồm:
Sự thiếu hụt vitamin D đặc biệt phổ biến ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Phần lớn người trưởng thành có lối sống ở trong nhà, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên mức vitamin D thấp. Việc bổ sung vitamin D có thể hữu ích cho những người mắc hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D đã cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chất lượng cuộc sống ở những người mắc hội chứng ruột kích thích so với những người không được bổ sung.
Vitamin D chỉ được tìm thấy tự nhiên trong một số ít thực phẩm, bao gồm lòng đỏ trứng, một số loại nấm và cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra, vitamin D có trong các sản phẩm từ sữa bổ sung (sữa, sữa chua) và các sản phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật (như hạnh nhân, yến mạch, sữa đậu nành), ngũ cốc ăn sáng, 1 số loại nước cam.
Chất xơ có thể gây nhầm lẫn. Đối với một số người, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Nhưng có những người, chế độ ăn ít chất xơ vẫn có thể gây đầy hơi.
Ăn nhiều chất xơ có thể khiến một số người bị đầy hơi hoặc chướng bụng do lượng phân nhiều hoặc nhiều chất xơ đi vào hơn là thải ra, khiến phân tích tụ lại. Việc hấp thụ nhiều carbohydrate lên men từ thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên cũng gây khó chịu đường ruột ở những người nhạy cảm với các loại thực vật này. Mặt khác, chế độ ăn thiếu chất xơ cũng có thể gây ra vấn đề về dạ dày đối với một số người. Những người ăn ít chất xơ thường xuyên có thể bị đầy hơi hoặc chướng bụng do táo bón mãn tính và/hoặc đi không hết phân. Vì vậy, hãy thực hiện các thay đổi trong chế độ ăn uống theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Đọc thêm thông tin tại: Tại sao bạn bị tiêu chảy sau khi ăn?
Để tăng lượng chất xơ nạp vào cơ thể, đồng thời giảm thiểu nguy cơ đầy hơi và chướng bụng, hãy chọn thực phẩm chứa chất xơ có hàm lượng carbohydrate lên men thấp hơn và được điều chỉnh kết cấu để giảm kích thước hạt của chất xơ. Những người dễ bị đầy hơi do chế độ ăn nhiều chất xơ có thể ăn sinh tố và súp thay vì salad, ăn bơ hạt thay vì các loại hạt nguyên hạt và nấu chín thay vì rau sống để có thể dung nạp tốt hơn.
Các loại thực phẩm cung cấp chất xơ:
Đừng quên uống đủ nước khi bạn bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Việc tăng cường ăn chất xơ mà không uống đủ nước chắc chắn sẽ gây ra hơi hoặc chướng bụng. Nếu bạn vẫn tiếp tục đầy hơi và chướng bụng, các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.