Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo sử dụng kem chống nắng đem lại hiệu quả cao

Chỉ số tia UV những ngày gần đây ở cả 3 miền duy trì ở mức có nguy cơ gây hại cao. Để bảo vệ làn da, bạn cần biết cách sử dụng kem chống nắng sao cho hiệu quả.

 Tia cực tím ở mức gây hại rất cao cho sức khỏe.

Chọn kem chống nắng quang phổ rộng

UVA và UVB là 2 loại tia cực tím có thể xuyên qua bầu khí quyển, ảnh hưởng đến làn da của còn ngươi. Trong khi UVB gây đỏ rát, cháy nắng, UVA là tác nhân dẫn tới tình trạng lão hóa sớm, tăng sắc tố da và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Thuật ngữ kem chống nắng “quang phổ rộng” (broad spectrum) dùng để mô tả kem chống nắng có thể bảo vệ cả tia UVA và UVB. Bạn nên chọn kem chống nắng có cả 2 thông số SPF và PA trên bao bì sản phẩm.

Ưu tiên kem chống nắng không chứa cồn (alcohol)

Cồn trong mỹ phẩm thường tồn tại dưới 2 dạng cồn béo (fatty alcohol) và cồn khô (drying alcohol). Cồn béo được sử dụng như chất nhũ hóa, giúp làn da mềm và duy trì độ ẩm.

Trái lại, cồn khô như ethanol, alcohol denat thường được thêm vào kem chống nắng để sản phẩm khô nhanh và giúp kiểm soát dầu nhờn trên da. Tuy nhiên, cồn khô có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da khô căng, khó chịu, thậm chí bị kích ứng. Nếu bạn là người sở hữu làn da khô, nhạy cảm, hãy tránh những sản phẩm chống nắng có chứa cồn khô.

Đừng tiết kiệm kem chống nắng

Sử dụng lượng kem chống nắng đủ cho toàn khuôn mặt

Theo các chuyên gia da liễu, để đạt được hiệu quả chống nắng trên bao bì, bạn cần sử dụng khoảng 2mg sản phẩm cho mỗi cm2 trên da. Do đó, khi thoa kem chống nắng lên toàn bộ khuôn mặt, bạn cần sử dụng lượng kem bằng khoảng 2 đốt ngón tay. 

Với chống nắng dạng xịt, bạn cần phun sản phẩm lên da đến khi xuất hiện một lớp bóng đều trên bề mặt.

Một số bộ phận dễ bắt nắng

          Bạn cần bảo vệ da đầu và đôi môi khỏi tác động của tia UV

Ung thư da có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, ngay cả khi chúng không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Một số vùng trên cơ thể thường bị "bỏ quên" trong bước thoa kem chống nắng gồm: tai, gáy, quanh mắt, mu bàn tay và bàn chân.

Da đầu và môi là 2 bộ phận có thể bắt nắng, tuy nhiên lại khó bảo vệ bằng kem chống nắng thông thường. Bạn cần thường xuyên đội mũ, đeo khẩu trang kín khi di chuyển ngoài trời nắng. Một số sản phẩm son dưỡng môi có tích hợp thành phần chống nắng với SPF15 đã có thể bảo vệ vùng da nhạy cảm này khỏi tia UV.

Thoa kem trước khi ra ngoài

      Cơ chế kem chống nắng hóa học khác kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng hóa học cần thời gian thẩm thấu vào da để đem lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Do đó, bạn cần thoa các sản phẩm chống nắng hóa học lên da khoảng 30 phút trước khi ra ngoài.

Với kem chống nắng vật lý, bạn có thể thoa kem ngay trước khi ra ngoài mà không cần chờ đợi quá lâu. Tuy nhiên, sau 2 tiếng hoặc sau khi bơi, đổ mồ hôi, đừng quên thoa lại kem để bảo vệ làn da trước tia UV.

Cách dùng kem chống nắng khi trang điểm

Bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kem dưỡng ẩm, kem nền trang điểm có chỉ số SPF. Những sản phẩm này chỉ có thể bảo vệ làn da khỏi tia UVB ở mức độ yếu, không thể chống lại tia UVA.

Để đạt hiệu quả bảo vệ làn da tối ưu, bạn nên thêm kem chống nắng vào chu trình chăm sóc da hàng ngày theo thứ tự sau: Dưỡng ẩm – Kem chống nắng – Trang điểm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 khu vực bạn nên thoa kem chống nắng.

 

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 27/09/2023

    Vitamin K có thể giúp phổi khỏe mạnh

    Những người có lượng vitamin K thấp, có phổi kém khỏe mạnh hơn. Những người này cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thở khò khè, một nghiên cứu mới cho biết.

  • 27/09/2023

    Tại sao ngón tay của bạn bị sưng?

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.

  • 27/09/2023

    Thiếu hụt vitamin K ảnh hưởng tới khả năng vận động ở người cao tuổi

    Vitamin K là một vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó thường ít được quan tâm hơn các loại vitamin khác. Đối với người cao tuổi, vitamin K càng đặc biệt quan trọng vì nó tham gia vào quá trình lão hoá.

  • 27/09/2023

    Triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường

    Tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.

  • 27/09/2023

    7 loại rau quả mùa thu rất tốt cho sức khỏe tim mạch

    Tận dụng tối đa lợi ích của các loại rau quả theo mùa để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, tốt cho tim mạch.

  • 27/09/2023

    Muối và huyết áp cao: những điều bạn cần biết

    Hầu hết những người khoẻ mạnh không cần ăn chế độ ăn ít muối. Muối rất quan trọng đối với những người năng động, khoẻ mạnh, đặc biệt nếu họ tập thể dục và mất muối qua mồ hôi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn muối nhiều như bạn muốn. Với những người bị huyết áp cao thì nên tránh thực phẩm nhiều muối và hạn chế muối.

  • 27/09/2023

    Quy tắc 30/10 cho bữa ăn lành mạnh, đủ chất

    Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý quy tắc 30/10 giúp bạn thiết kế thực đơn hàng ngày lành mạnh, đủ chất và no lâu. Theo đó, mỗi bữa ăn cần đảm bảo 30gr protein và 10gr chất xơ.

  • 27/09/2023

    Biện pháp xử lý mụn trên trán hiệu quả

    Mụn trán thường gặp ở phụ nữ và thanh thiếu niên tuổi dậy thì, ảnh hưởng xấu tới ngoại hình. Một vài biện pháp chăm sóc và xử lý mụn sau giúp cải thiện tình trạng nổi mụn vùng trán.

Xem thêm