Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách chọn mua kem chống nắng hàng ngày và đi biển

Khi bạn dùng kem chống nắng, bạn cần lưu ý rằng kem chống nắng dùng hằng ngày và kem chống nắng đi biển phải khác nhau nhé. Sau đây là cách chọn mua kem chống nắng hàng ngày và đi biển.

Cách chọn mua kem chống nắng hàng ngày và đi biển

 

Chọn mua kem chống nắng hàng ngày:

1. Nên chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Tùy thuộc vào từng loại da, bạn nên chọn mua kem chống nắng hàng ngày phù hợp với da mình để tránh những tác động tiêu cực đến làn da.

Yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi chọn mua kem chống nắng hàng ngày cho mình là xác định kem phù hợp với loại da của mình.

Kem chống nắng cho da nhạy cảm: Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

kem-chong-nang-2

Kem chống nắng cho da khô: Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng tốt có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn): Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

2. Kiểm tra chỉ số SPF và PA của kem chống nắng

Để bảo vệ da một cách an toàn và trọn vẹn, bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất. Tất cả các loại kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên bao bì thường ghi như sau: SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++) UVA/UVB hoặc UV A/B, Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng).

Nếu sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB, tất nhiên bạn vẫn dùng được, tuy nhiên sẽ không bảo vệ da một cách trọn vẹn.

3. Quan tâm đến tính chất của kem chống nắng

Kem chống nắng được chia làm hai loại: Kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hóa học.

Kem chống nắng vật lý: Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxide và Titanium dioxide. Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.

Kem chống nắng hóa học: Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da . Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide không, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học. Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.

Chú ý: Để kem chống nắng phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 15-20 phút. Nhờ vậy, da bạn mới được hấp thụ đầy đủ nhất những tác dụng của kem chống nắng.

Bạn không nên dùng kem chống nắng cho cơ thể để thoa lên mặt, bởi da mặt thường mỏng hơn, trong khi bề mặt da trên cơ thể lại dày hơn, chịu được những hóa chất thường có trong kem chống nắng cho cơ thể.

cach-chon-va-su-dung-kem-chong-nang

Chọn kem chống nắng đi biển:

Để chống nắng đạt hiệu quả cao, bạn phải thoa kem chống nắng 30 phút trước khi xuống biển.

Với kem chống nắng dành cho người đi biển, nên chọn loại kem chống phổ rộng tức chống cả UVA và UVB, có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA++/+++; không thấm nước hoặc kháng nước (waterproof hoặc water resistant) để các thành phần chống nắng đỡ bị nước tẩy trôi nhanh. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ bảo vệ được từ 40 – 80 phút khi ngâm trong nước.

Cách dùng kem chống nắng cho hiệu quả cao: Bạn phải thoa kem chống nắng 30 phút trước khi xuống biển, thoa lại lần hai sau khi tiếp xúc ánh nắng 30 phút và sau đó cứ mỗi 2 giờ thoa lại một lần. Lượng kem chống nắng vừa đủ cho cơ thể từ 25 -30g (khoảng sáu muỗng cà phê), cho mặt là 2,5g. Với trẻ em, bạn phải sử dụng loại kem chống nắng riêng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để lựa chọn được kính chống nắng tốt

Theo Ehospital
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm