Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắm bồn nước nóng và mang thai

Ngâm mình trong bồn nước nóng có thể là cách giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Nước ấm được biết đến với khả năng làm dịu cơ. Tuy nhiên, trong khi mang thai, tắm bồn nước nóng nên được thực hiện thận trọng, hoặc tốt nhất là không nên thực hiện việc này.

Tắm bồn nước nóng và mang thai 

Dưới đây là một số nguy cơ của việc tắm bồn nước nóng trong khi mang thai.

Tắm bồn nước nóng trong khi mang thai có an toàn không?

Có rất nhiều mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc tắm bồn nước nóng trong khi mang thai. Lời khuyên chung được đưa ra là bạn nên cẩn thận khi tắm bồn nước nóng khi mang thai và hạn chế thời gian ngâm mình trong nước nóng.

Nhiệt độ

Ngâm mình trong nước nóng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, cho dù đó là tắm bồn hay tắm suối nước nóng cũng vậy.

Trong suốt quá trình mang thai, nhiệt độ cơ thể bạn không nên tăng quá 39 độ C. Nhưng việc này lại rất dễ xảy ra nếu bạn dành từ 10-20 phút ngâm mình trong nước nóng với nhiệt độ 40 độ C. Lời cảnh báo này đặc biệt quan trong trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi mà việc tăng nhiệt độ cơ thể mẹ có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, ví dụ như các dị tật về não và cột sống.

Một nghiên cứu xuất bản trên Birth Defects Research chỉ ra rằng, tiếp xúc mức độ nhẹ với nước nóng trước khi bào thai làm tổ trong tử cung - tức là khoảng từ khi bắt đầu thụ thai đến 6-10 ngày sau đó, và tiếp xúc nhiều hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho thai nhi, như dị tật bẩm sinh, thậm chí là sảy thai. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra những nguy cơ tương tự.

Vi khuẩn

Vi khuẩn là một mối lo ngại khác liên quan đến việc tắm bồn nước nóng trong khi mang thai. Tuy nhiên, việc khử trùng đúng cách có thể loại trừ được nguy cơ này và giúp bạn tránh xa khỏi các loại vi khuẩn. Nếu bạn ngâm mình trong bồn nước nóng tại nhà hoặc tắm nước nóng trong bể bơi ở nhà, hãy đảm bảo rằng bạn đã khử trùng bồn tắm và bể bơi sạch sẽ theo đúng hướng dẫn. Mức độ clo tự do trong bể bơi nên ở trong khoảng 2-4 phần triệu (ppm) và nếu bạn sử dụng brom để làm sạch bể bơi thì tỷ lệ brom nên là 4-6 ppm. pH của bể bơi nên trong khoảng 7.2-7.8.

Nếu gia đình bạn không có bồn tắm và bể bơi, bạn có thể sử dụng bồn tắm, bể bơi công cộng nhưng hãy kiểm tra nước hoặc hỏi người quản lý bể bơi xem nước trong bể có được kiểm tra thường xuyên hay không. Bạn nên hỏi về các vấn đề như: trung bình có khoảng bao nhiêu người sử dụng bồn tắm/ bể bơi một ngày, bể được thay nước bao lâu một lần, nước bể có được kiểm tra 1 ngày 2 lần hay không và có được lọc thường xuyên hay không. Nếu bạn không chắc chắn về độ sạch của các bể bơi, bồn tắm nóng nơi công cộng thì khôn khoan nhất là nên tránh xa chúng khi mang thai.

Tắm bồn nước nóng an toàn trong khi mang thai

Nếu bạn đang ở trong 3 tháng đầu thai kỳ, lời khuyên thông thường là nên tránh ngâm mình trong bồn nước nóng. Kể cả khi bạn hạn chế thời gian tắm dưới 10 phút, thì việc tắm bồn nước nóng cũng có thể sẽ gây nguy hiểm cho em bé trong bụng do sự tăng nhiệt độ cơ thể bạn. Thay vào đó, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm hoặc nước chanh, nhưng cũng nên hạn chế thời gian thực hiện việc này.

Nếu bạn đã qua 3 tháng đầu thai kỳ và muốn được ngâm mình trong nước nóng sau khi đã có sự đồng ý của bác sỹ, dưới đây là những cách giúp bạn an toàn:

  • Ngâm mình không quá 10 phút mỗi lần, và có khoảng nghỉ giữa các lần đủ dài để cơ thể có thời gian hạ nhiệt độ về mức bình thường.
  • Nếu bạn bước vào bồn khi nước nóng vẫn đang chảy vào, hãy ngồi ở phía đối diện với vòi nước chảy vì nhiệt độ nước ở đó sẽ thấp hơn một chút.
  • Nếu bạn cảm thấy vã mồ hôi, hãy bước ra khỏi bồn tắm ngay và để cơ thể hạ nhiệt
  • Nếu được, cố gắng để phần ngực của bạn lên trên mặt nước, tốt hơn nữa là bạn chỉ nên ngâm nửa thân dưới ở trong bồn nước nóng.
  • Nếu bạn ngừng đổ mồ hôi hoặc xuất hiện các cảm giác khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, bạn nên ra khỏi bồn tắm ngay và kiểm soát các triệu chứng đó và đảm bảo rằng cơ thể bạn đang quay trở về trạng thái bình thường
  • Không ngâm mình trong nước nóng nếu bạn đang bị sốt

Nếu có bạn bè hoặc người thân ở quanh bạn, bạn có thể nhờ họ hạ nhiệt độ của nước trong bồn về mức ấm vừa phải để giảm nguy cơ tăng nhiệt độ cơ thể.

Những cách thay thế cho việc tắm bồn nước nóng trong khi mang thai

Một cách thay thế tốt hơn cho việc tắm bồn nước nóng trong khi mang thai là tắm nước ấm thông thường. Việc này có thể mang đến lợi ích tương tự như tắm nước nóng nhưng lại không có nguy cơ. Chú ý là bạn vẫn không nên tắm trong nước quá ấm, do vậy, nên giữ nhiệt độ đủ ấm nhưng không quá nóng. Và cũng giống như tắm bồn nước nóng, hãy giữ cho cơ thể bạn không bị mất nước hay tăng nhiệt độ bằng cách ngừng tắm nước ấm bất cứ khi nào thấy bất cứ dấu hiệu khó chịu nào. 

Bạn cũng nên đảm bảo đã tránh được các nguy cơ về trượt ngã trong lúc tắm. Khả năng giữ thăng bằng của bạn sẽ có một chút thay đổi trong suốt khoảng thời gian bạn mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Bạn cũng có thể thay thế việc tắm bồn bằng việc ngâm chân trong nước ấm trong khi thưởng thức một tách trà. Việc này giúp cho một phần của cơ thể vẫn tiếp xúc với nước ấm và bạn vẫn có thể thư giãn mà không đem lại bất cứ nguy cơ gì.

Tắm bồn nước nóng nguy hiểm trong suốt thời gian mang thai hay chỉ trong 3 tháng đầu?

Tắm bồn nước nóng thường nguy hiểm nhất trong 3 tháng đầu vì đây là khoảng thời gian em bé hình thành các cơ quan trong cơ thể, đồng nghĩa với việc em bé nhạy cảm nhất với các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thận trọng khi thực hiện việc này trong suốt thai kỳ. Không bao giờ để nhiệt độ của nước trên 40 độ C và không bao giờ được tắm quá lâu. Giữ bồn tắm luôn sạch sẽ và diệt khuẩn để có thể tắm bồn an toàn khi mang thai.

Lưu ý tránh tắm bồn nước nóng trong 3 tháng đầu hoặc nếu bạn đang bị sốt. Nếu bạn quyết định sẽ tắm bồn trong khi mang thai, hãy đảm bảo rằng bạn đã hạn chế thời gian tắm và kiểm soát nhiệt độ của nước tắm cũng như tình trạng sức khỏe chung của bạn. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tắm bồn nước nóng trong trong khi mang thai.
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm