Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng khiến phụ nữ sinh ra không có tử cung

Những người mắc hội chứng MRKH không có chu kỳ kinh nguyệt. Âm đạo hoặc tử cung của họ kém phát triển hoặc không có.

Năm 17 tuổi, Wani Ardy, nhà văn kiêm nghệ sĩ người Malaysia, đi khám về tình trạng chưa có kinh nguyệt của mình. Câu trả lời Wani nhận được từ tất cả bác sĩ là do cô không có tử cung.

20 năm sau, khi kể lại câu chuyện của mình, Wani nhớ về thời điểm các bác sĩ bối rối sau khi chẩn đoán tình trạng của cô. Đó cũng là lúc cô bắt đầu cảm thấy xấu hổ, không dám tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa. "Khi còn là thiếu niên, tôi cảm thấy rất cô độc vì vào thời điểm đó, tôi biết mình khác biệt", Wani chia sẻ.

Mãi đến khi 20 tuổi, Wani mới biết tình trạng hiếm gặp của cô gọi là hội chứng Mayer-Rokistansky-Kuster-Hauser (MRKH). Hội chứng này khiến các cơ quan sinh dục bên trong như tử cung, âm đạo không có hoặc kém phát triển sau khi sinh.

MRKH ảnh hưởng khoảng 1/5.000 phụ nữ và hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được biết rõ.

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là gì?

Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp (NORD), MRKH, hay còn gọi là hội chứng bất sản ống Muller, là rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ. Hội chứng này đặc trưng bởi tử cung và âm đạo phát triển không đúng mặc dù phụ nữ vẫn có chức năng buồng trứng, cơ quan sinh dục ngoài bình thường.

Wani Ardy được phát hiện không có tử cung khi đi khám do chưa có kinh nguyệt ở tuổi 17. Ảnh: Reuters.

Phụ nữ bị rối loạn này có các đặc tính sinh dục vẫn phát triển bình thường ở tuổi dậy thì (ngực to và mọc lông mu) nhưng lại không có chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường, không có chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của hội chứng này. Những người mắc MRKH có buồng trứng, ống dẫn trứng và cơ quan sinh dục bên ngoài như bình thường. Tuy nhiên, ở những người này, thông thường tử cung nhỏ hoặc không có, âm đạo thường ngắn và hẹp hơn bình thường, thậm chí không có.

Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của hội chứng MRKH có thể khác nhau. Rối loạn này thường được chia thành loại I xảy ra ở cơ quan sinh dục, loại II phát triển bất thường ở hệ thống bộ phận khác, chủ yếu là thận và khung xương.

Ở dạng II, thận của người bệnh có những bất thường, hoặc một bên thận không phát triển (thận một bên). Họ cũng phát triển các bất thường về xương, đặc biệt là xương cột sống (đốt sống). Phụ nữ mắc hội chứng MRKH loại II cũng có thể bị mất thính giác hoặc dị tật tim. Khoảng 3% phụ nữ được chẩn đoán MRKH bị giảm thính lực và có vấn đề về cột sống như vẹo cột sống.

Do bản chất của rối loạn này, hội chứng MRKH có thể gây ra những thách thức đáng kể về mặt tâm lý cho nữ giới. Vì vậy, những người mắc hội chứng này cần được tư vấn kỹ lưỡng để tránh phát triển bất thường về tâm lý.

Nguyên nhân

Vì thế giới ghi nhận ít trường hợp mắc MRKH, không có nhiều nghiên cứu được thực hiện và nguyên nhân vẫn chưa làm rõ.

Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) giải thích những bất thường về sinh sản phát sinh có thể là do sự phát triển chưa hoàn thiện của ống dẫn trứng Muller. Đây là cấu trúc trong phôi thai thường phát triển thành các thành phần tạo nên hệ thống sinh sản bình thường như tử cung, cổ tử cung và phần trên của âm đạo.

Ban đầu, hội chứng MRKH được cho là xảy ra ngẫu nhiên do sự tham gia của các yếu tố không liên quan đến di truyền hoặc môi trường. Chúng bao gồm tiểu đường thai kỳ hoặc tiếp xúc với nhân tố gây quái thai, làm rối loạn sự phát triển của phôi thai.

Trong những năm gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy hội chứng MRKH là do rối loạn di truyền. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong các trường hợp có quan hệ huyết thống, rối loạn được di truyền do đặc tính trội của nhiễm sắc thể.

Phụ nữ mắc hội chứng MRKH thường khó khăn khi quan hệ tình dục. Ảnh: Activebeat.

Nó ảnh hưởng đến mọi người như thế nào?

 

Theo Independent, hầu hết phụ nữ sẽ không nhận ra mình mắc MRKH cho đến cuối thời kỳ niên thiếu, khi họ bắt đầu tự hỏi tại sao mình vẫn chưa có kinh nguyệt.

Trong hầu hết trường hợp mắc MRKH, âm đạo của họ không đủ lớn để quan hệ tình dục, có nghĩa là họ cần phải điều trị để có thể giao hợp. Đây được gọi là sự giãn nở, được thực hiện bằng cách mở rộng chiều dài của âm đạo.

Gillian Rose, chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Queen Charlotte's và Chelsea ở London (Anh), giải thích phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, giúp phụ nữ có thể quan hệ tình dục bình thường.

Phụ nữ mắc MRKH không thể mang thai và cần tìm kiếm các phương pháp thay thế như nhận con nuôi hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp với mang thai hộ, nếu họ muốn có con. Thậm chí, những người này có thể được cấy ghép tử cung để tự mang thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

Phương Mai - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm