Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khắc phục cơn đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa – hay còn gọi là đau dây thần kinh hông to, đau thần kinh ngồi - là một bệnh khá phổ biến và đứng sau các cơn đau thắt lưng. Nhiều người phàn nàn về tình trạng này gây nhiều phiền toái cho các hoạt động hàng ngày. Vậy làm cách nào để khắc phục những cơn đau thần kinh tọa?

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là cơn đau do dây thần kinh tọa truyền tín hiệu từ não bộ xuống tủy sống, đến vùng chân gây ra. Cơn đau của đau thần kinh tọa thường lan xuống một bên cơ thể, từ vùng lưng dưới xuống chân, thường là dưới đầu gối. Nguyên nhân phổ biến nhất là do đĩa đệm bị phồng (hay còn gọi là thoát vị) ở vùng lưng dưới.

Đĩa đệm có cấu trúc giống như các bánh xe nằm giữa các đốt xương của cột sống. Nếu vành bên ngoài của đĩa đệm bị rách - thường là do áp lực thường xuyên lên vùng lưng dưới, các chất bên trong giống như thạch có thể chảy ra ngoài và chèn ép hoặc làm viêm dây thần kinh gần đó. Đau thần kinh tọa phổ biến nhất ở những người từ 30 đến 50 tuổi.

Làm thế nào để biết nếu đó là đau thần kinh tọa?

Chìa khóa để chẩn đoán đau thần kinh tọa là khai thác bệnh sử một cách kỹ lưỡng và khám tập trung vào vùng đau. Các triệu chứng đau thần kinh tọa thường nặng hơn khi ngồi hoặc ho và có thể kèm theo tê hoặc ngứa ran ở chân. Việc khám sức khỏe có thể xác định cơn đau có liên quan đến dây thần kinh tọa hay không, và giúp tìm các vị trí yếu hoặc giảm phản xạ ở chân để xác định tình trạng bắt buộc phải điều trị tại các tuyến chuyên khoa.

Điều trị đau thần kinh tọa

Nhiều người gặp phải cơn đau thần kinh tọa và nghĩ rằng càng đau nặng thì càng nhiều khả năng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng. Một điều đặc biệt là cơ thể có thể tái hấp thu các chất bên trong đĩa đệm bị thoát ra và gây ra các triệu chứng, ngay cả đối với những người bị đau dữ dội. Vì vậy, quá trình điều trị sẽ tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và giữ cơ thể hoạt động nhiều nhất có thể. Các mẹo nhỏ trong điều trị cơn đau bao gồm:

  • Khi cơn đau dữ dội, nằm xuống trong thời gian ngắn có thể rất hiệu quả, nhưng nằm lâu thì lại không hề tốt. Tại thời điểm cơn đau giảm bớt, bệnh nhân cần đứng dậy và bắt đầu đi bộ trong quãng ngắn. Việc ngồi nhiều làm tăng áp lực lên đĩa đệm ở lưng dưới, do vậy bạn nên tránh ngồi hoặc lái xe quá lâu.
  • Một số phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu và nắn chỉnh thần kinh cột sống, nhưng các bằng chứng cho thấy rằng các phương pháp này có thể giúp giảm tình trạng đau thắt lưng điển hình, song lại ít hữu ích đối với đau thần kinh tọa.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và paracetemol có thể mang đến hiệu quả. Nếu không, bạn có thể sử dụng trong thời gian ngắn các loại thuốc giảm đau được kê đơn mạnh hơn.

Một điều đáng kỳ vọng là đối với hầu hết (khoảng ¾) người gặp phải tình trạng này, các triệu chứng sẽ cải thiện trong vài tuần. Hiếm khi các vấn đề nghiêm trọng xảy ra, chẳng hạn như chân bị tụt xuống và cần đánh giá tình trạng này để có thể xem xét phẫu thuật. Đối với những người không cải thiện tình trạng này sau 6 tuần, phẫu thuật là một lựa chọn đáng xem xét. Phẫu thuật bao gồm việc loại bỏ chất thoát ra khỏi đĩa đệm và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Nói chung đây là một thủ thuật rất an toàn và ít khi gặp phải các biến chứng xảy ra. Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% đến 10% những người phẫu thuật sẽ có thể bị đau nặng hơn sau khi thực hiện thủ thuật.

Thông thường, phương pháp tiêm cột sống bằng thuốc steroid được tiêm vào vùng bị đau có thể được áp dụng. Phương pháp này có thể cân nhắc đối với những trường hợp không kiểm soát được cơn đau hoặc những người có các triệu chứng đau dai dẳng nhưng muốn tránh phẫu thuật. Tiêm có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Giống như các thủ thuật khác, tiêm thuốc cũng có những rủi ro dù khả năng xảy ra là thấp, và nó dường như không giúp giảm khả năng cần phẫu thuật trong tương lai.

Đau không đồng nghĩa với tác hại

Đối với hầu hết các bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ đầy đủ. Bệnh nhân thường gặp phải tình trạng lo lắng hay sợ nói chung do tình trạng đau mà họ chưa bao giờ gặp phải. Tuy nhiên, tổn thương không có nghĩa là có hại, và các phương pháp điều trị sẽ hướng đến việc kiểm soát cơn đau và giữ cho cơ thể hoạt động ổn định trong khi cơ chế tự khắc phục sẽ là mấu chốt giải quyết vấn đề.

Với những trường hợp không cải thiện, chụp MRI trước khi chuyển sang phẫu thuật hoặc tiêm thuốc có thể là lựa chọn tốt cho bệnh nhân để tăng tốc độ hồi phục. Nhìn chung, bác sĩ sẽ trấn an và đảm bảo rằng những người không có mong muốn phẫu thuật có thể trì hoãn phẫu thuật đến sáu tháng mà không gặp rủi ro về các vấn đề lâu dài.

Thay đổi lối sống để hạn chế gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là một tình trạng khó chịu, và nó có thể khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau có thể giảm bớt và biến mất sau vài tuần. Nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể giúp đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp hơn.

Thay đổi lối sống chính là phương pháp tốt nhất để tránh gặp phải tình trạng này. Một số lưu ý để tránh gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa như tập thể dục thường xuyên để duy trì sức mạnh ở các cơ vùng lưng, duy trì một tư thế ngồi tốt., tránh cúi xuống để nâng vật nặng mà thay vào đó thực hiện thao tác ngồi xổm xuống để lấy đồ, duy trì tư thế tốt khi đứng trong thời gian dài và sử dụng giày hỗ trợ. Một điều quan trọng không hề kém chính là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như giải quyết các vấn đề béo phì và đái tháo đường - những yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh tọa.

Tham khảo thêm thông tin tại: Đau lưng ở nơi làm việc: phòng ngừa đau và chấn thương

 

Theo Tổng hợp từ health.harvard.edu
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm