Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh rất hay gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT).

Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và giảm khả năng lao động và tuổi thọ của người bệnh.

Dây thần kinh liên sườn ở đâu?

Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ đoạn tủy ngực (lưng) từ đốt sống D1 - D12. Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch (động mạch và tĩnh mạch) - thần kinh gian sườn, nằm ngay bờ dưới của mỗi xương sườn. Sau khi qua lỗ ghép rễ thần kinh chia thành hai nhánh thần kinh, nhánh trước (còn gọi là nhánh lưng hay nhánh vận động) và nhánh sau (còn gọi là nhánh bụng hay nhánh cảm giác). Nhánh trước có vai trò điều khiển sự co giãn các cơ liên sườn khi vận động (thở và các cử động khác) và chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực. Nhánh sau nhận cảm giác của da, các cơ lưng và các cơ quan, bộ phận trong lồng ngực tương ứng.

than kinh lien suon

Tại sao bị đau?

Dây thần kinh liên sườn bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau và rất đa dạng. Vì vậy, chứng bệnh này thường không được rõ ràng như một số bệnh lý khác cho nên gây không ít khó khăn trong việc xác định. Có hai loại đau dây thần kinh liên sườn, đó là tiên phát và thứ phát.

Đau thần kinh lên sườn tiên phát thường gặp do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc với, vươn quá tầm.

Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát là do các bệnh khác đưa đến hoặc hậu quả của các bệnh khác gây ra. Một trong các bệnh dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thoái hóa cột sống lưng (D1 - D12). Đây là bệnh gặp nhiều nhất ở người trưởng thành, nhất là NCT. Trong khi đó, một số bệnh như: lao cột sống (hoặc lao phổi) hoặc ung thư cột sống cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn nhưng thường gặp ở những người tuổi trung niên. Một số bệnh thuộc tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoài tủy) cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn còn có thể do bệnh lý nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virút), trong đó hay gặp nhất là bệnh zona thần kinh mà căn nguyên là do virút Herpes Zoster.

Ngoài ra, đau dây thần kinh liên sườn còn có thể do viêm đa rễ thần kinh, hoặc do sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường) hoặc ở người bệnh dùng thuốc kháng viêm corticoid (prednisolon, medrol, dexamethazol…) kéo dài hoặc do nhiễm độc một số kim loại (chì).

Biểu hiện của đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo bờ sườn, tức là vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai. Có thể đau một hoặc hai bên, khu trú rõ, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, mũi xương ức. Đau thường âm ỉ, đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi hít thở sâu, thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi. Đau ở vùng lưng, ngực dễ lầm tưởng là bị bệnh tim hoặc phổi. Nếu đau dây thần kinh liên sườn do lao cột sống hoặc ung thư cột sống, tính chất đau của bệnh thường khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương, đau nhói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng, đau liên tục suốt ngày đêm, đau tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động. Nếu do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là bởi zona, bệnh thường tiến triển qua 2 giai đoạn, giai đoạn cấp khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một vài ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước với xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo hay sờ mó vào da. Có thể có sốt, mệt mỏi, khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo. Tuy vậy, nếu do zona thường chỉ xảy ra một bên ngực hoặc một bên lưng.

than kinh lien suon

Để xác định cần xét nghiệm, chụp X-quang tim, phổi, cột sống lưng, tốt hơn là chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống lưng…

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Khi nghi ngờ đau dây thần kinh liên sườn hoặc đau tức ngực, lưng cần đi khám để tìm nguyên nhân, xác định bệnh và có chỉ định điều trị càng sớm càng tốt. Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là điều trị nguyên nhân (thoái hóa cột sống lưng, lao cột sống, chấn thương cột sống…). Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân, chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng. Việc cần làm là giảm đau bằng một số thuốc thông thường (paracetamol, felden, diclofenac…). Có thể dùng một số thuốc giãn cơ và các loại vitamin B (B1, B6, B12) là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy vậy, dùng thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh không nên tự tham khảo qua bạn bè, internet… mua thuốc để điều trị khi không có chuyên môn về y học.

Lời khuyên của thầy thuốc

Không nên mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống. Không để mắc bệnh lao bằng cách khi tiếp xúc với bệnh nhân lao phải có bảo hộ tốt (đeo khẩu trang), trong trường hợp cần thiết phải cách ly. Trẻ mới sinh ra cần tiêm phòng vắcxin phòng bệnh lao để lớn lên không mắc bệnh lao. Nên có chế độ sinh hoạt, vận động cơ thể nhẹ nhàng, điều độ và dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, trái cây, rau và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về đau thần kinh tọa
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm