Khác với việc bảo quản thịt có thể để trong ngăn đông lâu ngày, thì rau xanh lại rất nhanh héo, dập nát, ủng, thối,... kể cả khi bảo quản trong tủ lạnh. Vậy bạn hãy áp dụng ngay những mẹo dưới đây để giúp kéo dài thời gian bảo quản rau củ trong những ngày dịch bệnh kéo dài này nhé.
Không rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh
Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh vì độ ẩm quá nhiều khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng. Nếu bạn có thói quen rửa rau thì phải làm rau củ quả thật ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.
Bạn cũng không nên cắt nhỏ rau củ quả làm sẽ mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đối với củ cải, cà rốt, su hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Chỉ cần nhặt bỏ phần rau sâu, thối rồi bảo quản trong tủ lạnh.
(Ảnh: Internet)
Bảo quản rau ở nhiệt độ thích hợp
Đảm bảo nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh luôn ở mức từ 1-4 độ C. Nếu nhiệt độ trên 4 độ C thì vi khuẩn sinh sôi phát triển, nếu nhiệt độ dưới 1 độ thì rau củ quả bị đóng băng, mất chất dinh dưỡng.
Bảo quản rau củ bằng giấy
Với các loại rau rất nhanh bị héo, lúc này bạn cần đến khăn giấy. Sau khi rửa sạch rau, bạn dùng khăn giấy thấm bớt nước của chúng đi tránh tình trạng rau bị ẩm ướt, lâu ngày dẫn đến tình trạng bị ủng, nát.
Bạn chỉ cần bao quanh bó rau bằng 1 - 2 tờ khăn giấy khô rồi cho vào túi, gói lại cho kín khí rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Một tờ giấy sẽ giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề khi bảo quản rau.
(Ảnh: Internet)
Chia nhỏ từng loại rau và bảo quản riêng
Có một số loại rau củ quả dễ hấp thụ khí từ nhau. Ví dụ như táo sẽ hấp thụ khí của bắp cải, từ đó tạo mùi hôi hoặc với hành lá là thực phẩm tạo khí, nếu bảo quản chung với lê sẽ làm lê của bạn bốc mùi khó chịu.
Vì vậy để tránh việc loại rau củ này bị ám mùi khó chịu sang thực phẩm khác bạn hãy bảo quản chúng cẩn thận trong từng hộp, túi đựng riêng biệt.
Chia nhỏ từng loại rau củ riêng để bảo quản.
(Ảnh: Internet)
Dùng túi nilon để bọc thực phẩm
Rau củ quả muốn tươi thì cần độ ẩm từ 80-95% nhưng tủ lạnh thường có độ ẩm khoảng 65%. Vì vậy bạn nên cho chúng vào túi nilon để ngăn sự bay hơi nước, độ ẩm sẽ cao hơn, giữ được độ tươi lâu hơn. Túi nilon mà bạn sử dụng nên được làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm bị biến chất khi để lâu trong tủ lạnh.
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?
Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.
Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.