Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ ăn dặm: Nên chọn rau củ nào?

Rau củ là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Dưới đây là các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm mà các mẹ không nên bỏ qua.

Rau củ là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Dưới đây là các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm mà các mẹ không nên bỏ qua.

Cho trẻ ăn dặm: Nên chọn rau củ nào?

Nên bổ sung loại rau củ nào vào chế độ ăn dặm của trẻ?

Bổ sung rau củ vào chế độ ăn dặm của bé là rất cần thiết. Rau củ chứa đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Các loại rau củ sau đây phù hợp cho bé trong quá trình ăn dặm, mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của trẻ:

Cà rốt

Cà rốt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Cà rốt là thực phẩm quen thuộc và phù hợp với chế độ ăn dặm của trẻ. Sau khi nấu chín và xay nhuyễn, cà rốt có màu đẹp mắt và hương vị không quá gắt cho khẩu vị nhạy cảm của trẻ. Loại củ này chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, hàm lượng beta-carotene trong cà rốt sẽ chuyển hóa thành vitamin A, hỗ trợ tăng cường thị lực và tăng sức đề kháng của trẻ.

Cải bó xôi

Nhắc đến loại rau tốt cho sức khỏe của trẻ thì không thể bỏ qua cải bó xôi. Đây là loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như sắt, manga, vitamin A, vitamin C, carbohydrate, chất xơ, protein, calci và beta-carotene giúp trẻ phát triển toàn diện, cả trí não lẫn thể chất. Đây cũng là nguyên liệu tuyệt vời để mẹ nấu canh cho bé trong khoảng thời gian bé mới tập ăn dặm.

Bí đỏ

Kết cấu mịn cùng màu vàng đẹp mắt của bí đỏ xay nhuyễn góp phần kích thích trẻ ăn ngon miệng. Trong bí đỏ chứa nhiều thành phần tinh bột, vitamin A, vitamin C rất tốt cho thị lực của trẻ. Đồng thời, bí đỏ còn cung cấp các nguồn dinh dưỡng phong phú khác như carotin và nhóm vitamin B, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé.

Bí đỏ phù hợp với chế độ ăn dặm của trẻ.

Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng tác dụng của bí đỏ mà sử dụng nhiều trong các bữa ăn của trẻ vì như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh vàng da.

Khoai lang

Khoai lang nấu chín, nghiền nhuyễn không chỉ giúp trẻ dễ ăn mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Giống như cà rốt và bí đỏ, khoai lang chứa nhiều vitamin A, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và thị lực của trẻ.

Ngoài ra, loại củ này cũng là nguồn cung cấp nhiều chất xơ, mangan, vitamin B6 và vitamin C. Khi cho trẻ ăn khoai lang, hãy nhớ bỏ vỏ và nghiền kỹ tránh nguy cơ trẻ bị sặc.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau rất tốt cho mọi lứa tuổi bởi chúng chứa các hợp chất chống ung thư và chất dinh dưỡng phong phú.

Bông cải xanh rất tốt cho trẻ ăn dặm.

Loại rau xanh này cũng rất phù hợp với chế độ ăn dặm của bé. Hàm lượng vitamin A, C, calci, sắt, chất xơ, nước có trong bông cải xanh vừa dễ hấp thụ, vừa tốt cho mắt, xương và hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể hấp chín, xay nhuyễn bông cải xanh để thêm vào các món ăn dặm để bổ sung cho bé các chất dinh dưỡng có lợi từ loại rau này.

Súp lơ

Trong khoảng thời gian mới cho bé tập ăn dặm (khoảng từ 6 tháng tuổi), súp lơ chính là thực phẩm mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn dặm của trẻ. Ngoài bổ sung vitamin C, K, súp lơ còn cung cấp hàm lượng chất xơ, sắt, kali, magie cần thiết cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 10 thực phẩm siêu tốt cho trẻ mới ăn dặm.

Nguyễn An H+ (Theo Heathline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm