Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo nấu ăn ít béo cho người ung thư muốn giảm cân

Để có được món ăn ít béo, thay vì chế biến theo cách thông thường, bạn nên xào khô bằng chảo không dính với càng ít dầu càng tốt, cũng có thể hấp, luộc, nướng, hầm, nấu súp không sử dụng chất béo và dầu ăn.

Ảnh minh họa: News.

Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Trung tâm Ung thư PCC Singapore khuyên bệnh nhân ung thư cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và tăng cường tập luyện thể thao. Đặc biệt, khi chế biến thực phẩm, thay vì xào nấu như thông thường, bạn nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp chế biến ít chất béo như:

- Xào khô bằng chào không dính, sử dụng lượng dầu ít nhất có thể.

- Hấp hoặc luộc.

- Nướng.

- Quấn trong lá và hầm.

- Dùng lò vi sóng.

- Nấu súp không sử dụng chất béo và dầu ăn.

Lưu ý: Nếu ăn ở cửa hàng cũng nên lựa chọn những thực phẩm được chế biến theo các cách trên.Không nên loại bỏ hoàn toàn cacbohydrate khỏi khẩu phần ăn vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, không giúp ích gì cho quá trình giảm cân lâu dài. Nên bổ sung thêm chất xơ bởi đây là một phần rất cần thiết của quá trình giảm cân. Chất xơ cung cấp chất kích thích tiêu hóa và làm giảm triệu chứng khó tiêu, giúp bạn mau no mà không cung cấp nhiều calo. Các nguồn chất xơ có ích bao gồm:

- Gạo cám.

- Bún, mì sợi.

- Bánh mì ngũ cốc, các món cuốn.

- Bánh kẹp Ấn Độ.

- Ngũ cốc nguyên hạt.

- Ngũ cốc yến mạch.

- Khoai tây nguyên vỏ, khoai lang.

- Các loại đậu, hạt tươi hoặc đóng hộp.

Để tăng cường sức khỏe, hàng ngày bệnh nhân nên ăn ít nhất 2 phần trái cây tươi, nếu được nên ăn cả vỏ, nhớ rửa kỹ. Ăn nhiều rau xanh được cách chế biến với ít dầu nhất có thể. Ăn uống cần cân và phong phú thực phẩm gồm cả bánh mì, ngũ cốc, gạo, trái câu và rau củ, thịt nạc và các sản phẩm hằng ngày, hạn chế các sản phẩm từ bơ, dầu thực vật và dầu ăn. Nên nạp năng lượng vừa phải cho một người từ 1.500 đến 2.500 calo một ngày. Người bệnh được khuyên tuân theo một chế độ ăn kiêng lâu dài, song cũng cần linh hoạt thay đổi cho phù hợp với lối sống của bạn và gia đình.

Cần tránh hoặc giảm ăn các thực phẩm dễ làm cho bạn tăng cân như:

1. Đường cung cấp nhiều calo, rất ít chất dinh dưỡng, từ đó khiến bạn tăng cân. Do vậy nên ăn ít đường, không thêm đường vào thức ăn hay nước uống.

2. Các chất tạo ngọt nhân tạo thường có trong Hesmesates, Pal Sweet, Equal, Sweetex.

3. Sữa đặc có đường và các loại sữa bột.

4. Uống ít nước ngọt, nước trái cây ngọt, thuốc bổ hay các thức uống dân gian có chất làm ngọt. Thay vào đó, nên sử dụng nước lọc thường xuyên hơn.

5. Tránh xa các món ngọt, mứt, mật ong, các loại bánh gatô, bánh ngọt. Nên tráng miệng bằng trái cây tươi.

6. Không ăn các loại thực phẩm giảm cân đặc biệt mà chỉ nên dùng các thức ăn bình thường.

Lưu ý khi dùng nước uống:

- Uống nhiều nước, ít nhất 6 đến 8 ly mỗi ngày

- Dùng những thức uống ít calo như trà, cà phê (không thêm đường, kem tươi ), trà Trung Hoa hoặc trà thảo dược, thức uống cho người ăn kiêng, nước ép trái cây tươi không đường, sữa ít béo, nước ép trái cây pha loãng, nước lọc hoặc soda.

- Hạn chế hoặc không dùng thức uống có cồn.

Tập thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách:

- Hạn chế bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Khi bỏ một bữa nào đó sẽ khiến bạn cảm thấy đói, ăn nhiều hơn trong bữa tiếp theo hoặc ăn vặt nhiều hơn. Bỏ bữa còn làm chậm quá trình đốt năng lượng của cơ thể.

- Cố gắng ăn chậm, không ăn qua loa cho qua bữa.

- Không ăn quá nhiều vào bữa tối, không ăn khuya.

- Không nên ăn vội vã hoặc có chế độ ăn kiêng hà khắc. Nó có thể làm bạn giảm cân trong thời gian ngắn do mất nước, nhưng lại làm chậm quá trình đốt năng lượng lâu dài. Sao đó sẽ khiến bạn tăng cân.

Tăng cường vận động:

Vận động thể chất rất tốt cho cơ thể của bạn, giúp thư giãn, làm cơ thể thon gọn, săn chắc và khỏe mạnh, duy trì được cân năng lý tưởng. Thực tế, lượng năng lượng được đốt cháy tùy thuộc vào thời gian và cường độ luyện tập. Các bác sĩ gợi ý những hoạt động hàng ngày bệnh nhân ung thư nên áp dụng như:

- Đi bộ mỗi ngày 20 phút.

- Đi cầu thang thay vì thang cuốn, thang máy.

- Nếu bạn có nhu cầu đi đến một địa điểm gần nhà, đừng đi xe mà hãy cuốc bộ đến đó.

- Nếu bạn yêu thích một môn thể thao, hãy chơi thường xuyên nhiều hơn 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần nên tập từ 20 phút trở lên. Lưu ý: Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện thể thao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm