Đối với khối u to, có triệu chứng chèn ép và phát triển nhanh, cần dùng phẫu trị. Đối với khối u nhỏ, đang tuổi sinh đẻ hoặc gần thời kỳ mãn kinh, không có triệu chứng rõ rệt, có thể điều trị bằng Đông y và theo dõi. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là nhuyễn kiên, tiêu tích, hành khí, hoạt huyết.
Y học cổ truyền xử lý căn bệnh này bằng nhiều biện pháp khác nhau như dùng thuốc uống trong hoặc xông xoa, bôi đắp bên ngoài, châm cứu, xoa bóp, sử dụng các món dược thiện... Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng :
Hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống: Ích mẫu 30g, đương quy 24g, xuyên khung 15g, đào nhân 9g, vừng đen 6g, hoa kinh giới sao 6g, chích cam thảo 3g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, mỗi ngày 1 thang. Dùng liền 20 ngày.
Đương quy.
Hoạt huyết, hóa ứ, tiêu u: Mẫu lệ, đan sâm 15g; quế chi, bạch linh, xích thược mỗi vị 12g; đan bì, đào nhân, ngưu tất mỗi vị 9g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, mỗi ngày 1 thang. Dùng liền 15 ngày.
Thông lạc, phá ứ, tiêu u: Vương bất lưu hành 100g, hạ khô thảo 30g, sinh mẫu lệ 30g, tô tử 30g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, mỗi ngày 1 thang, 30 thang là 1 liệu trình.
Hoạt huyết, bổ huyết, phá ứ, tiêu u: Trinh nữ hoàng cung tươi 30g (nếu khô dùng 15g) sắc kỹ lấy nước uống cùng với 7g tam thất sống, sấy khô, tán bột. 30 ngày mỗi liệu trình.
Trinh nữ hoàng cung.
Hành khí, hoạt huyết, giảm đau: Tam thất 10g, hương phụ chế 5g, trần bì 1g, các vị sấy khô, tán nhỏ rồi chiêu uống với nước sôi, mỗi ngày 2 lần.
Hóa ứ, tán hàn, chỉ thống: Gạo tẻ 100g, đào nhân 21 hạt, sinh địa 30g, quế tâm 10g, gừng tươi 1g. Cách chế biến: Cắt đầu nhọn của đào nhân, nghiền quế tâm thành bột, cho sinh địa, đào nhân và gừng tươi tẩm rượu, sắc lấy nước. Nấu gạo thành cháo rồi cho nước sắc đào nhân và sinh địa vào, đun sôi vài phút là được, chia ăn vài lần trong ngày vào lúc đói.
Đào nhân.
Hoạt huyết, thông lạc, tiêu u: Tiểu hồi 30g, lá ngải cứu tươi 30g, xuyên sơn giáp 20g, quy vĩ 10g, bạch chỉ 10g, xích thược 10g. Cho các vị thuốc vào túi vải (dài 21mm, rộng 15mm) đặt lên bụng dưới, bên trên đặt túi nước nóng chườm, mỗi tối 1 lần, mỗi lần 20 phút, 30 ngày là 1 đợt điều trị.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.