Say nắng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc “phơi nắng” quá lâu.
Người say nắng có các biểu hiện như sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa… Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng, hôn mê, co giật.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, rối loạn đông máu, mất trí nhớ…
Cách phòng tránh say nắng hiệu quả
1. Hạn chế ra đường khi trời nắng gắt
Cách tốt nhất để phòng ngừa say nắng là nên ở trong nhà, không ra ngoài khi trời nắng gắt (từ 12h - 15h). Nếu phải làm việc ngoài trời, tốt nhất bạn nên có thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao. Có thể sau 1h làm việc, nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút để hạn bớt thân nhiệt, sau đó, tiếp tục công việc.
2. Lựa chọn trang phục phù hợp
Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, đi lại, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… (nên dùng áo cotton dài tay giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể được mát mẻ và mặc quần áo sáng màu để cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất).
3. Uống đủ nước
Ưu tiên hàng đầu trong mùa hè để phòng ngừa say nắng là uống đủ nước. Khi nhiệt độ bên ngoài tiếp tục tăng lên, cơ thể sẽ mất nước nhanh hơn và nhiệt độ cơ thể cũng tăng cao. Bằng cách tăng lượng nước uống vào cơ thể, bạn có thể điều chỉnh lại nhiệt độ của mình, giúp ngăn chặn đổ mồ hôi quá mức và tránh mất nước. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng say nắng.
Trong những ngày nắng nóng bạn hãy luôn mang theo 1 chai nước tiện dụng để có thể uống vài ngụm trong khi làm việc hoặc tập thể dục. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước thể thao giàu điện giải, sữa và nước dừa. Tránh các loại đồ uống có chứa caffeine hoặc cồn vì chúng khiến cơ thể bị mất nước nhanh hơn.
4. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống say nắng hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên tích cực bổ sung các loại rau xanh, hoa quả có hàm lượng nước cao như: Dưa hấu, dưa chuột, dừa, bí đao, táo, mướp… bởi chúng sẽ giúp cung cấp thêm lượng nước cho cơ thể trong một thời gian dài.
Cách sơ cứu người bị say nắng
Biện pháp sơ cứu tại chỗ như sau:
- Chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo để giúp cơ thể có điều kiện giải tỏa bớt nhiệt lượng.
- Cho người bệnh uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, cổ.
Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo phòng chống say nắng, say nóng đơn giản hiệu quả.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.