Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Say nắng - sốc nhiệt xảy ra như thế nào, phòng tránh ra sao?

TPHCM và Nam Bộ đang trải qua đợt nắng nóng, đây là nguy cơ đưa đến say nắng (sốc nhiệt) hay đột quỵ . Những ai người cần cẩn thận khi nhiệt độ cao, cách phòng tránh và các mẹo để giữ an toàn trong đợt nắng nóng là gì?

Trời nắng nóng có thể dẫn đến chuột rút do nóng, kiệt sức vì nóng và say nắng. Những tình trạng này có thể xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và cơ thể của chúng ta mất khả năng tự làm mát hoặc hoạt động hiệu quả.

Vậy nó xảy ra như thế nào? Sự bảo vệ tự nhiên của cơ thể chúng ta chống lại nhiệt độ cao là đổ mồ hôi. Mồ hôi bốc hơi khỏi da và giúp hạ nhiệt. Nhưng trong một số tình huống, cơ thể của chúng ta không thể đổ mồ hôi đủ để giữ mát, hoặc việc đổ mồ hôi vẫn không đủ để chống lại các điều kiện khắc nghiệt. Khi nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng lên mức nguy hiểm, có thể gây tử vong.

1. Say nắng (sốc nhiệt) là tình trạng thế nào?

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt là tình trạng tăng than nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/ hoặc các hoạt động thể lực quá mức. Sốc nhiệt thường được chia thành 2 thể:

  • Sốc nhiệt kinh điển xảy ra do nhiệt độ môi trường quá cao > 40 độ C, kèm theo hoặc không kèm theo nắng gắt kéo dài liên tục.

  • Sốc nhiệt do gắng sức thường xảy ra ở người trẻ, khỏe mạnh, các vận động viên điền kinh gắng sức quá mức trong thi đấu và tập luyện.

2. Một số tình huống có thể xảy ra say nắng

  • Tập thể dục quá sức, đặc biệt trong điều kiện nắng nóng

  • Mặc quần áo dày, chật trong môi trường nóng

  • Thiếu luồng không khí, không gian chật hẹp và đông người, chẳng hạn như xe buýt, lễ hội, sự kiện thể thao…

  • Đang ở trong xe hơi đang đỗ, đặc biệt là dưới trời nắng.

3. Những người có nguy cơ bị say nắng

Say nắng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt là người già yếu và những người sống một mình

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Những người đang điều trị bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường...

  • Đang dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: lợi tiểu, chẹn beta, kháng cholinergic, ethanol, kháng histamine...

  • Những người ăn kiêng, uống ít nước (VD: bệnh thận mạn)

  • Những người sử dụng thuốc kích thích.

4. Phòng ngừa sốc nhiệt, say nắng

Các bệnh liên quan đến nhiệt độ có thể ngăn ngừa. Điều quan trọng là phải chuẩn bị cho nhiệt độ quá cao , đặc biệt là nếu bạn đang có các tình trạng bệnh lý.

Hãy nhớ:

  • Uống đủ nước

  • Tránh xa nắng nóng càng nhiều càng tốt

  • Giữ cho không gian mát mẻ, không khí lưu thông

  • Mặc quần áo phù hợp với thời tiết và dùng kem chống nắng, bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời

  • Nghỉ ngơi vào thời điểm nắng gắt như giữa trưa và đầu buổi chiều. Các hoạt động gắng sức nên để vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày.

  • Quan tâm hơn đến những người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc người ốm yếu, béo phì.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn trước tác động của nhiệt độ quá cao, vì chúng không thể thích ứng dễ dàng với sự thay đổi nhiệt độ. Thực hiện các bước bổ sung để chăm sóc trẻ nhỏ khi thời tiết nắng nóng và không bao giờ để bất kỳ ai (kể cả vật nuôi) không có người trông coi trên xe hơi.

5. Triệu chứng và cách xử trí khi say nắng và các tình trạng liên quan

Nếu bạn nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của bất kỳ bệnh nào liên quan đến nhiệt độ cao, cần hành động ngay. Phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ do nắng nóng - một tình trạng có thể gây tàn phế hay tử vong nếu không được điều trị.

Bất kỳ ai bị bệnh tim, tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp hoặc theo chế độ ăn ít muối hoặc hạn chế uống nước nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng của say nắng.

Dấu hiệu, triệu chứng

Hành động thế nào?

Phát ban do nhiệt

  • Các đám mụn trông giống như mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ, thường ở cổ và ngực trên

  • Phổ biến nhất ở trẻ nhỏ

  • Di chuyển đến một nơi mát mẻ hơn

  • Giữ cho vùng bị ảnh hưởng khô ráo

  • Tránh sử dụng thuốc mỡ và kem

 

Mất nước

Có thể dẫn đến kiệt sức vì nhiệt nếu không được điều trị kịp thời

  • Cơn khát tăng dần

  • Khô miệng, môi và lưỡi

  • Chóng mặt, mệt mỏi hoặc cáu kỉnh

  • Nhức đầu

  • Nước tiểu màu vàng sáng hoặc đậm

  • Nước tiểu ít hơn bình thường

  • Thường xuyên uống nước theo từng ngụm nhỏ

  • Di chuyển đến một nơi mát mẻ hơn

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng nghiêm trọng

Chuột rút do nóng

Có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng kiệt sức do nhiệt

  • Đau và co thắt cơ, thường ở bụng, cánh tay hoặc chân

  • Phổ biến nhất ở những người đổ mồ hôi nhiều khi hoạt động gắng sức

 

  • Ngừng mọi hoạt động vất vả

  • Nghỉ ngơi ở nơi râm mát

  • Tăng lượng chất lỏng bằng nước, đồ uống thể thao ít đường hoặc nước hoa quả pha loãng

  • Sau khi tình trạng chuột rút giảm bớt, hãy đợi vài giờ trước khi tập thể dục gắng sức

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu chuột rút tiếp tục kéo dài hơn một giờ

Kiệt sức do nhiệt

Có thể dẫn đến đột quỵ do nhiệt nếu không được điều trị kịp thời

  • Đổ mồ hôi nhiều

  • Chuột rút

  • Xanh xao

  • Yếu hoặc chóng mặt

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

  • Mạch nhanh, yếu

  • Đau đầu

  • Nghỉ ngơi ở nơi râm mát

  • Đắp khăn ướt và mát lên cơ thể

  • Nới lỏng quần áo chật

  • Nếu hoàn toàn tỉnh táo, hãy uống nước

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị hoặc kéo dài hơn một giờ

Đột quỵ do nắng nóng

Đây là trường hợp cấp cứu y tế - hãy gọi ngay cấp cứu 115

Các dấu hiệu tương tự kiệt sức, kèm theo:

  • Tình trạng phản xạ tồi tệ hơn

  • Nói ngọng, cử động kém

  • Động kinh hoặc mất ý thức

  • Di chuyển đến nơi mát mẻ, có bóng râm

  • Cởi bớt bỏ quần áo thừa, nới lỏng

  • Để bệnh nhân nằm nghiêng Làm theo hướng dẫn của nhân viên xe cứu thương

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết10 tác động của mặt trời lên cơ thể.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm