Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Say nắng có thể dẫn đến tử vong, cần xử trí nhanh và đúng cách

Khi bị say nắng, nạn nhân có thể rơi vào trạng thái khó thở, huyết áp tụt và ngất lịm. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ ảnh hưởng não, suy thận, thậm chí tử vong.

Trong thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, ai cũng có nguy cơ bị say nắng. Đặc biệt, tình trạng này rất dễ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc môi trường nắng nóng trên một giờ trong điều kiện nhiệt độ cao, khoảng 40 độ C.

Những người làm việc trong môi trường nắng nóng quá lâu mà không có đồ bảo vệ như mũ, quần áo dài chống nắng sẽ làm tăng lượng tia UV chiếu thẳng vào cơ thể.

BSCKII Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cảnh báo say nắng dẫn đến sốc nhiệt là loại bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Lý do là cơ thể bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt.

Các biểu hiện sớm nhất có thể dễ dàng nhận thấy khi bị say nắng là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da mặt đỏ gay. Nặng hơn, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái khó thở, huyết áp tụt và ngất lịm. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ ảnh hưởng não, suy thận, thậm chí tử vong.

Theo các bác sĩ, tùy thời gian tiếp xúc nhiệt độ môi trường, mức độ công việc, các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ sẽ xuất hiện và được chia theo mức độ từ nhẹ đến nặng.

Say nang co the dan den tu vong, can xu tri nhanh va dung cach hinh anh 1
Những người tiếp xúc thời gian dài dưới ánh nắng có nguy cơ cảm nắng cao. Ảnh: Phạm Thắng.

Cách xử trí nhanh nhất khi bị say nắng

Theo bác sĩ, khi có người bị say nắng, bạn có thể tiến hành sơ cứu ban đầu, trong lúc chờ nhân viên y tế hỗ trợ.

Đưa người bệnh vào nơi thoáng mát: Nếu nghi ngờ nạn nhân say nắng, bạn cần đưa ngay họ vào chỗ mát, nơi thoáng khí và cởi bỏ quần áo không cần thiết.

Làm mát cơ thể: Dùng khăn ướt đắp vào cổ, nách, bẹn, lưng nạn nhân và những chổ có nhiều mạch máu để hạ thân nhiệt. Làm giảm nhiệt cho nạn nhân bằng cách dùng quạt hay ngâm người bị nạn trong nước mát vài phút, dùng gạc có thấm nước lạnh hay nước đá đặt ở các vùng trên cơ thể. 

Theo dõi tình trạng nạn nhân: Theo dõi liên tục ý thức, tri giác, hô hấp của nạn nhân. Nếu nạn nhân rơi vào tình trạng nặng, trong quá trình vận chuyển đến cơ sở y tế, hãy cho người say nắng uống nước và thường xuyên chườm mát.

Phòng tránh bị say nắng thế nào?

Các bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc ánh nắng Mặt Trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có biện pháp bảo vệ.

Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón, mũ rộng vành. Tốt nhất nên chọn quần áo được may bằng chất liệt cotton, màu sáng để giảm hấp thụ nhiệt vào bên trọng cơ thể. Thoa kem chống nắng để hạn chế tác động của ánh nắng và tia UV làm hại da.

Hạn chế thời gian tiếp xúc ánh nắng từ 10h đến 16h. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, bạn nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ sau một tiếng làm việc, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.

Chủ động uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước vừa cung cấp nước và muối khoáng như dung dịch nước điện giải, nước chanh pha muối, đường và nước dừa.

Không tắm ngay sau khi đi dưới nắng vì sẽ dẫn đến thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ngoài ra, không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không tốt cho sức khỏe.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng

Bích Huệ - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm