1. Đột quỵ dễ nhầm lẫn với cơn say nắng - làm sao phân biệt?
Khuyến cáo từ các bác sĩ cho hay, đột quỵ thường “núp bóng” dưới các triệu chứng của say nắng khiến nhiều người nhầm lẫn, không xem trọng việc được cấp cứu và điều trị trong thời gian vàng 4,5 - 6 giờ kể từ khi khởi phát.
Nếu sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhất là đối với những người làm việc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể thì đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển.
Nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp gây say nắng, sốc nhiệt. Nhưng với đột quỵ thì không, mà đây chỉ là yếu tố thuận lợi khiến những người có yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… có thể bị đột quỵ.
Dấu hiệu đột quỵ dễ lấp sau tình trạng sốc nhiệt, say nắng nên chúng ta cần phải lưu ý để tránh nhận nhầm, xử trí sai, hậu quả khó lường (Ảnh minh họa)
Nhưng vấn đề lo ngại đó là với những người làm việc xuyên suốt dưới trời nắng nóng bỗng nhiên ngã quỵ, người xung quanh không thể nhận biết là đột quỵ hay say nắng, sốc nhiệt.
Theo các chuyên gia y tế, 2 tình trạng này vẫn có các dấu hiệu điển hình, chẳng hạn như người sốc nhiệt môi sẽ khô, mắt trũng, véo da để lại dấu, trước đó có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, kiệt sức, buồn nôn, nôn mửa, chuột rút… Ngược lại, đột quỵ có biểu hiện rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.
2. Kỹ năng cần có để xử trí giữa 2 tình huống khẩn cấp: Say nắng & đột quỵ
Theo các chuyên gia, say nắng chỉ khiến cơ thể mệt mỏi nhất thời nhưng đột quỵ có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí có thể gây ra tử vong. Do vậy, việc nhận định rõ 2 tình trạng này sẽ giúp chúng ta xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Nếu gặp người bị sốc nhiệt thì cần đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi có bóng râm. Quạt để thúc đẩy ra mồ hôi và bốc hơi, đặt túi chườm đá ở nách và bẹn. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và có thể uống, hãy cho uống nước mát hoặc nước lạnh không chứa cồn và caffeine.
Theo dõi thân nhiệt của nạn nhân thường xuyên, liên tục làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38,3 - 38,8 độ C. Nếu nạn nhân mất ý thức, không thấy dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động, cần gọi cấp cứu và trong khi đó hỏi các nhân viên y tế cách tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR).
Khi có người bị đột quỵ, việc đầu tiên là gọi cấp cứu, sau đó nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì kiểm tra các chấn thương, hỏi các triệu chứng gặp phải… để báo với nhân viên y tế (Ảnh minh họa)
Nếu gặp người bị đột quỵ, việc đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Không chần chừ đợi các triệu chứng thoái lui, không tự ý cho ăn uống, điều trị dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ...
Trong khi chờ xe cấp cứu đến, đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 - 45 độ, mặc quần áo thoáng. Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi và sẽ không bị sặc. Nếu trong họng vẫn còn có đờm, nhớt, dị vật cần phải móc ra giúp đường thở được thông thoáng. Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ. Tránh không được để bệnh nhân bị ngã, dễ dẫn đến các chấn thương khác, nhất là vùng đầu.
3. Học cách phòng đột quỵ khi thời tiết nắng nóng của người Nhật
Thời tiết Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng chỉ cần thấy trời nắng lên, người dân xứ hoa anh đào sẽ thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa đột quỵ sớm mà chúng ta có thể áp dụng.
Thứ nhất, người Nhật không mở điều hòa cho “thỏa cơn nóng”, thay vào đó họ chỉ để ở mức lý tưởng 26 - 27 độ C. Chúng ta cần nhớ nguyên tắc, không bật điều hòa thấp hơn thân nhiệt 10 độ C. Ngoài ra, người Nhật Bản đặc biệt ưa chuộng quần áo nhẹ và mát, đây cũng là đất nước dẫn đầu về các loại vải “cool-biz” có khả năng làm mát da.
Thứ hai, chế độ ăn uống “healthy” của người Nhật Bản cũng là cách để ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Họ ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Đặc biệt, món ăn truyền thống hàng nghìn năm, đậu tương lên men (natto), chứa enzym nattokinase được nhiều nghiên cứu chứng minh giúp làm bền thành mạch, hỗ trợ làm tan cục máu đông rất được ưa chuộng.
Để gia tăng công hiệu phòng ngừa đột quỵ, người Nhật còn kết hợp cả natto lẫn gạo đỏ (beni-koji) vào chế độ ăn hàng ngày. Gạo đỏ cũng được xem là mỹ thực 2.000 ở Nhật, khi được lên men, chắt lọc lấy tinh túy tạo ra chất monacolin có khả năng giảm cholesterol từ trong máu, gan, đến ruột, nhờ đó mang lại ý nghĩa quan trọng trong dự phòng các yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ.
Natto kết hợp gạo đỏ là tuyệt phẩm phòng đột quỵ, giảm mỡ máu qua đúc kết nghìn năm của người Nhật.
Thứ ba, thời tiết có thay đổi nhưng người Nhật vẫn duy trì thói quen tập thể dục vào lúc trời mát hoặc vận động ngay tại nhà, nơi làm việc. Đây là điều chúng ta phải lưu tâm học hỏi. Ngoài ra, lời khuyên của các chuyên gia còn là tránh ra đường vào thời điểm nắng gay gắt từ 10g - 16g hằng ngày.
Nhưng với một số trường hợp không thể tránh làm việc bằng cách trú trong bóng râm thì cần chú ý sức khỏe hơn nữa bằng cách trang bị đồ bảo hộ, mặc áo dài tay chất liệu thoáng mát, uống nhiều nước đảm bảo từ 2 lít nước mỗi ngày, nghỉ ngơi giữa các khoảng làm việc để cơ thể tái tạo sức lao động.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu cho người bị bất tỉnh.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.