Các tia cực tím thường xuất hiện từ 10h-16h mỗi ngày với cường độ mạnh.
Tia cực tím ảnh hưởng như thế nào đến làn da?
Tia cực tím (hay tia tử ngoại, tia UV, bức xạ UV) tồn tại ở mọi thời điểm trong ngày kể cả khi trời âm u có mây, mưa. Tia cực tím gồm 3 loại: A, B và C. Trong đó, tia UVA xuyên qua mây mù và không khí gây lão hóa da. UVB gây say nắng, đen da. Tia UVC có thể gây ung thư da.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi tia cực tím ở mức 8 - 10 đã có thể gây bỏng da chỉ sau 25 phút ngoài trời; Chỉ số tia cực tím từ mức 3 đã có thể gây tổn thương da.
Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mạnh sẽ bị bỏng nắng; Nếu tiếp xúc thường xuyên, kéo dài sẽ gây ung thư da. Bên cạnh đó, nó còn có thể làm nặng hơn những bệnh có liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm da cơ địa...
Làm gì để hạn chế tia cực tím?
Khoảng thời gian ánh nắng mặt trời mạnh và có hại nhất tròng ngày là vào lúc 10h-16h. Bạn nên hạn chế ra đường vào khoảng thời gian này. Nếu tính chất công việc buộc phải tiếp xúc dưới trời nắng, bạn nên cân nhắc áp dụng những biện pháp bảo vệ sau:
Trang phục
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đeo khẩu trang và đeo kính màu sậm để bảo vệ làn da, mắt của mình. Nên sử dụng khẩu trang vải dày, dệt chéo, tối màu. Hạn chế dùng khẩu trang y tế vì loại này chỉ cản bụi, không có tác dụng chống nắng.
Thoa kem chống nắng
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da phổ biến. Sử dụng kem có SPF chống tia UVB và UVA. Chỉ số SPF khoảng 15 trở lên, không nên quá cao sẽ gây kích ứng da. Nên thoa kem khoảng 20 phút trước khi ra ngoài. Kem có tác dụng trong vòng 2 - 3h, sau khoảng thời gian đó bạn cần rửa mặt và thoa lại kem mới. Không nên dùng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Lưu ý chọn kem chống nắng đúng mục đích (dùng cho vùng da mặt, vùng môi và cơ thể) để giúp phát huy hiệu quả tốt nhất. Không chỉ chống nắng vùng mặt mà bạn cũng đừng quên bảo vệ phần hai bên tai và nhất là vùng da cổ.
Bổ sung thực phẩm giúp hạn chế tác động của tia cực tím
Những thực phẩm mùa hè như: Dưa hấu, việt quất, dưa chuột và cà chua cũng rất giàu các loại chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình tái tạo collagen trong da của bạn.
Ngoài ra, trà xanh cung cấp các chất tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về da như dị ứng, phát ban…
Cá ngừ và cá hồi là nguồn cung cấp omega-3 giúp da trắng sáng và khỏe mạnh. Acid béo này có thể giúp bổ sung độ ẩm đồng thời làm giảm nguy cơ viêm da.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo vệ làn da trước ô nhiễm môi trường.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.