Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ánh sáng tia cực tím có thực sự tiêu diệt mầm bệnh?

Gần đây, chắc hẳn bạn đã nghe thấy nhiều thông tin về hiệu quả của tia cực tím, bao gồm cả ánh sáng mặt trời, và liệu nó có tiêu diệt virus như virus SARS- CoV-2 hay không?

Trên thực tế, có bằng chứng cho thấy tia UVC, một trong 3 loại tia UV, có thể tiêu diệt virus. Nhưng đó không có nghĩa là bạn nên chạy ra ngoài và mua một đèn UV hoặc cây phát tia cực tím. Dưới đây là những điều bạn cần biết về tia cực tím.

Đèn UV hoạt động như thế nào

Các bệnh viện và phòng thí nghiệm đã sử dụng đèn UV để khử trùng thiết bị và bề mặt từ lâu nay. Tia UV phá vỡ vật liệu di truyền của vi trùng (là các phân tử ADN hoặc ARN). Nhưng qua nhiều năm, nghiên cứu cho thấy trong ba loại tia UV chính (UVA, UVB và UVC) thì UVC dường như là hiệu quả nhất.

Gần đây, nghiên cứu của Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc sử dụng tia UVC để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nghiên cứu cho thấy tia UVC loại bỏ hai loại virus corona theo mùa và đang thử nghiệm với virus gây ra COVID-19

Mặc dù nghiên cứu vẫn còn sơ bộ, nhưng những phát hiện trước đây đã cho thấy ánh sáng UVC có thể làm bất hoạt virus cúm H1N1 trong không khí cũng như một số vi khuẩn kháng thuốc. Điều này có nghĩa là ánh sáng UVC có khả năng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Một nghiên cứu sơ bộ khác với các mảnh vải từ mặt nạ N95 và thép không rỉ bị nhiễm SARS-CoV-2 đã cho thấy sau khi được chiếu tia UVC trong vòng một giờ, virus đã bị giết chết trên cả hai bề mặt. (Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và xem xét, chưa có kết luận chính thức)

Vấn đề với các sản phẩm UVC

Khi đọc những nghiên cứu đó, chắc hẳn bạn đang suy nghĩ về việc mua một chiếc đèn cực tím trên mạng để khử trùng nhà cửa.

Nhưng theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các thiết bị này chưa được FDA chấp thuận và chưa đánh giá về độ an toàn cũng như hiệu quả của những sản phẩm đó.

Vấn đề lớn nhất ở những sản phẩm này là không thể chắc chắn được những loại đèn này có cung cấp đủ lượng tia UVC đến những bề mặt cần được khử trùng hay không.

Sẽ không có nghĩa lý gì nếu bạn mua một chiếc đèn UV và phải chiếu lên chiếc điện thoại của mình trong một tiếng đồng hồ. Hơn nữa, nếu bức xạ lớn còn có thể ảnh hưởng đến da và mắt của bạn.

Nếu bạn muốn dùng thử, bạn nên đầu tư vào một chiếc hộp UVC và có thể đặt đồ dùng vào đó để khử trùng trong vòng khoảng 10 phút. (Đừng sử dụng đèn chiếu UV lên các chất liệu như vải vóc hoặc chất liệu xốp như giấy hoặc bìa vì có thể làm hư hỏng đồ vật).

Mặc dù UVC khử trùng nhanh và đáng tin cậy nhất trên các bề mặt không xốp như thủy tinh, nhựa, kim loại và gỗ được đánh vecni, nhưng việc khử trùng đồ vật bằng chất tẩy rửa thông thường cũng nhanh hơn và an toàn hơn, phù hợp với nhiều vật liệu hơn so với sử dụng đèn UV. Ngoài ra, việc sử dụng đèn UV cũng làm tăng thời gian tiếp xúc của bạn với tia UV, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến da và mắt.

Vậy còn “sử dụng” ánh nắng để khử trùng thì sao?

Có thể bạn đang nghĩ nếu tia UVC có tác dụng như vậy thì sao không dùng chính ánh nắng mặt trời để khử khuẩn? Tuy nhiên, tia UVC từ mặt trời đã bị chặn bởi khí quyển của trái đất. Vì vậy, những tia UV mà bạn tiếp xúc trong những ngày nắng chính là tia UVA và một ít tia UVB, mà những tia này lại không diệt được virus hiệu quả.

Có một số bằng chứng, cũng như nghiên cứu sơ bộ cho thấy ánh sáng mặt trời mô phỏng đã làm bay hơi những giọt Covid-19 sau ba phút trên cả bề mặt không xốp và trong không khí. Nhưng nếu bạn ở ngoài trời và hít những giọt bắn từ một người nhiễm bệnh gần bạn thì bạn vẫn có thể bị nhiễm. Đó là một lý do theo nghiên cứu tháng 4 năm 2020 trên Tạp chí Hô hấp châu Âu, nhiệt độ cao và bức xạ UV không làm giảm sự lan truyền của Covid-19.

Vì vậy, nếu bạn muốn đối phó với một số tia UV thì hãy bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang và tránh xa mọi người ít nhất 2m.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tia cực tím gây ung thư da như thế nào?

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm