Người mắc suy giáp nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tiêu hóa tốt hơn.
Theo Time of India, có một số mẹo dùng thực phẩm để bệnh nhân tuyến giáp có thể thực hiện nhằm duy trì một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.
Theo dõi lượng iod
Iod là một trong những khoáng chất giúp kích thích tuyến giáp hoạt động bình thường. Khi cơ thể không nhận đủ iod, sẽ dẫn đến tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức. Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp nên tăng cường bổ sung iod.
Iod được tìm thấy chủ yếu trong đạm động vật, hải sản và tất nhiên trong muối ăn thông thường (có chứa iod). Theo đó, bạn có thể ăn cá và trứng nhằm giúp tăng cường sản xuất TSH (hormone kích thích tuyến giáp) trong cơ thể.
Cắt bỏ đường
Nếu bạn đang bị bệnh tuyến giáp thì đã đến lúc tạm biệt với tất cả những cơn thèm đồ tráng miệng chứa đường. Thay vào đó là nên lựa chọn các món ăn được làm ngọt tự nhiên hoặc các loại trái cây như quả mọng.
Uống đủ nước
Uống đủ nước là bước đầu tiên có thể hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn. Vì thế dù đi đâu cũng hãy mang theo chai nước bên cạnh.
Bổ sung protein
Người bệnh tuyến giáp nên bổ sung protein qua các thực phẩm ăn hàng ngày.
Một chế độ ăn giàu protein bao gồm: Đậu lăng, cá và thịt có chứa selen, từ đó giúp bạn khắc phục tình trạng suy nhược do suy giáp gây ra. Đồng thời việc bổ sung protein cũng giúp tăng cường cơ bắp và làm cho bạn khỏe hơn.
Chia thành các bữa ăn nhỏ
Các bệnh tuyến giáp thường có xu hướng làm chậm hệ thống tiêu hóa và do đó người ta khuyên bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ. Thay vì có 3 bữa ăn lớn, hãy có 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
Giải độc
Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương tế bào. Do đó bạn hãy nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất này như: Quả nam việt quất, quả bơ và táo để giúp giải độc cơ thể một cách tự nhiên.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều rau và trái cây giàu chất xơ vì nó không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp giải độc và tiêu hóa.
Giảm lượng caffeine
Theo một số nghiên cứu, những người uống cà phê cùng với thuốc điều trị tuyến giáp thì sẽ có mức TSH bất thường. Vì vậy, bạn nên cắt giảm lượng cà phê để phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa tăng cân do tuyến giáp.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Bị bệnh tuyến giáp - Nên và không nên ăn gì?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.