Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo chọn ghế máy bay để tránh bị ốm khi đi du lịch

Muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm trên chuyến bay, bạn nên chọn chỗ ngồi cạnh cửa sổ và hạn chế đi lại.

Mẹo chọn ghế máy bay để tránh bị ốm khi đi du lịch

Theo NPR, đó là lời khuyên được các nhà khoa học Mỹ đưa ra trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences

Trước đó, để tìm hiểu mầm bệnh lây lan trên máy bay như thế nào, nhóm nghiên cứu do nhà sinh vật học Vicki Hertzberg từ Đại học Emory đứng đầu, đã mô phỏng các chuyến bay giả tưởng xuyên lục địa kéo dài 3-5 tiếng. "Chúng tôi chọn ngẫu nhiên một hành khách bị ốm rồi tính toán xác suất người khác tiếp xúc với bệnh nhân", bà Hertzberg giải thích.

Kết quả cho thấy đối tượng dễ bị lây ốm nhất là người ngồi ngay cạnh, phía trước và phía sau bệnh nhân. Ở những vị trí khác, nguy cơ sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, so với ghế gần lối đi, ghế sát cửa sổ máy bay được xem là an toàn nhất vì hành khách sẽ ít ra ngoài, từ đó hạn chế rủi ro tiếp xúc với mầm bệnh. 

"Tôi luôn chọn chỗ ngồi sát cửa sổ", bà Hertzberg nói. "Sau khi nghiên cứu, tôi cũng quyết định không đi lại trên máy bay nữa".

Ghế sát cửa sổ được cho là vị trí ít bị lây bệnh nhất trên máy bay. Ảnh: HP.

Ghế sát cửa sổ được cho là vị trí ít bị lây bệnh nhất trên máy bay. Ảnh: HP.

 

Phát hiện trên phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây ở chỗ ngồi cạnh người ốm khiến bạn dễ đổ bệnh nhất. Tuy nhiên, diện tích "vùng nguy hiểm" phụ thuộc vào từng virus, vi khuẩn cụ thể cũng như cách thức lây truyền. Ví dụ, bạn vẫn có thể nhiễm lao nếu ở cách ai đó bị bệnh hai hàng ghế trên chuyến bay kéo dài hơn 8 tiếng. Đối với SARS, phạm vi lây lan trải rộng 3-7 hàng ghế.

Đặc biệt, mầm bệnh không chỉ phát tán qua không khí mà còn lưu lại nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày trên các bề mặt như tay vịn, gối tựa đầu. "Hầu hết chúng ta mắc bệnh truyền nhiễm thông qua việc động chạm các bề mặt bẩn", tiến sĩ Mark Gendreau, chuyên gia y khoa hàng không từ Trung tâm Y tế Lahey cho biết. "Tình huống thường gặp là sờ tay vào nắm cửa nhà vệ sinh máy bay rồi đưa ngay lên mắt, mũi, miệng". 

Dù vậy, tiến sĩ Gendreau trấn an cộng đồng không nên quá bi quan. "Bạn chỉ cần thay đổi thói quen là sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh", ông khuyên. 

Cụ thể, bạn hãy rửa tay sạch sẽ bằng gel khử trùng 60% cồn trước lúc ăn, uống và sau khi rửa tay trong nhà vệ sinh máy bay. Từ lâu, khoa học đã chỉ ra nước trên máy bay rất bẩn. Nếu muốn đánh răng, tốt nhất bạn nên dùng nước đóng chai.

Bên cạnh đó, nếu người ngồi cạnh bạn bị ho nặng và máy bay chưa kín chỗ, hãy chủ động đề nghị tiếp viên cho đổi chỗ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mệt mỏi sau một chuyến bay dài

Minh Nguyên - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
Xem thêm