Đây là tập hợp các thay đổi sinh lý dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục gọi là trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng - tử cung. Những thay đổi này sẽ lặp lại hằng tháng và là điều kiện cần của việc sinh sản. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ thường kéo dài khoảng từ 28 - 32 ngày.
Đây là quá trình loại bỏ niêm mạc tử cung khi không có hiện tượng mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra theo đúng trình tự của chu kỳ tự nhiên ở phụ nữ khỏe mạnh từ khi dậy thì đến khi mãn kinh. Số ngày hành kinh ở nữ thường dao động từ 3-5 ngày.
Độ tuổi trung bình hành kinh lần đầu là 12 tuổi, tuy nhiên, hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ 8-16 tuổi. Hành kinh lần đầu cũng được xem là cột mốc đánh giá sự trưởng thành của cơ quan sinh sản, vì phụ nữ sẽ có khả năng mang thai khi quan hệ tình dục khác phái, mà không được bảo vệ.
Một chu kỳ thường chia làm 2 chu kì nhỏ:
Yếu tố điều khiển chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi của những hormone bên trong, vì khi bắt đầu có kinh đến khi kết thúc chu kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ chịu tác động và điều khiển liên tục của hệ thống hormone sinh dục như sau:
Khi kết thúc một chu kỳ kinh, trục hạ đồi tuyến yên của cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động mạnh trở lại: vùng hạ đồi sẽ phóng thích từng đợt GnRH (Gonadotropin releasing hormone) kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra hai hormone là FSH và LH.
Dưới tác dụng của FSH, các nang noãn ở buồng trứng sẽ phát triển và tiết ra estrogen (E2). E2 có tác dụng: ức chế ngược sự tiết FSH, làm cho nồng độ FSH thấp dần trong máu, dẫn đến chỉ có một nang noãn “giành” được nhiều FSH nhất mới có thể phát triển cuối cùng thành nang noãn trưởng thành. Điều này giúp giới hạn số noãn nang được phóng ra (thường được gọi là rụng trứng) vào mỗi chu kỳ (chu kỳ buồng trứng)và phát triển thành nội mạc tử cung. E2 còn giúp nội mạc dày lên, các mạch máu tăng sinh và tổng hợp các thụ thể với progesterone (chu kỳ tử cung).
Ngày ra máu đầu tiên được tính là ngày đầu tiên của kỳ kinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone suy giảm làm cho lớp nội mạc tử cung bị bong ra. Khi ngày ra máu cuối cùng kết thúc, hàm lượng hormone E2 sẽ tăng dần để làm dày lớp nội mạc tử cung đã bị bong và kích thích cho nang trứng phát triển. Lúc này sẽ có một vài nang trứng phát triển vượt trội, chúng chờ cho hormone LH tăng lên đột biến để phóng thích trứng và diễn ra sự rụng trứng.
Trong 24h sau khi trứng rụng, hormone progesterone được sản sinh một lượng lớn để biến đổi nội mạc tử cung, giúp phôi thai làm tổ - được gọi là quá trình thụ thai.
Trường hợp phôi thai không thể làm tổ ở nội mạc tử cung hoặc không diễn ra sự thụ tinh thì hormone progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh - ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Từ những cơ sở trên, muốn tránh thai thành công, bạn phải tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi đó, bạn còn tính được những khoảng thời gian khác như:
Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho đến ngày đầu tiên thấy kinh ở kỳ tiếp theo. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Ngày quan hệ an toàn dựa trên chu kỳ kinh nguyệt thường chia làm 3 giai đoạn:
Tính ngày rụng trứng là một phương pháp khá cũ và khả năng thất bại cũng rất cao, gần 40%. Có rất nhiều trường hợp xảy ra khá ngẫu nhiên, đó là bạn vẫn có thai khi quan hệ ngay thời điểm an toàn, hoặcthậm chítrong ngày hành kinh.
Vậy nên, việc sử dụng các biện pháp tránh thai nhưthuốc tránh thai, bao cao su và đặt vòng vẫn là sự lựa chọn tốt hơncho các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu dùng đúng cách và đúng chỉ định. Thuốc tránh thai có thể dùng bằng đường uống, tiêm chích hay miếng dán ngoài da; trong đó, viên thuốc uống hàng ngày vẫn được ưa chuộng nhiều hơn.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày không những đạt được mục đích tránh thai (hiệu quả tránh thai hơn 99%), chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, không đau bụng khi hành kinh. Đặc biệt, thuốc tránh thai có thành phần drospirenone còn giúp bạn ổn định được cân nặng, hạn chế nổi mụn, làn da ngày càng cải thiện, xinh đẹp (ví dụ như trên thị trường có Rosina và một vài sản phẩm khác…).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đổi thuốc tránh thai khi đang có kinh nguyệt, ảnh hưởng không.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?