Nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai chính là một tình trạng cần quan tâm và điều trị kịp thời.
Vì sao phụ nữ mang thai lại bị nhiễm trùng bàng quang?
Nhiễm trùng bàng quang, còn gọi là viêm bàng quang, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở những phụ nữ đang trong tuổi hoạt động tình dục. Mặc dù vẫn chưa rõ tại sao khi mang thai phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nhưng các chuyên gia đưa ra một số giả thuyết như sau:
Thứ nhất: mang thai làm gia tăng hormone progesterone, bên cạnh tác động tích cực với quá trình mang thai, dường như progesterone làm cho dòng nước tiểu chạy chậm lại, và do đó thúc đẩy vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.
Thứ hai: Do sự giãn nở của tử cung trong thời kỳ mang thai, bàng quang và các cơ quan tiết niệu khác cũng bị mất trương lực, khiến cho nước tiểu khó chảy ra. Sự ứ động nước tiểu cũng làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng trong bàng quang.
Thứ ba: Người ta cũng phát hiện ra rằng bàng quang trở nên dễ bị trào ngược hơn khi mang thai, khiến dòng nước tiểu quay ngược trở lại niệu quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân rộng và gây nhiễm trùng.
Triệu chứng thường gặp
Rất nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng bàng quang trong khi mang thai. Một số triệu chứng cho thấy mẹ bầu đang nhiễm trùng bàng quang, bao gồm.
Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu bị nhiễm trùng bàng quang nhưng không hề có triệu chứng nào cả mà thường chỉ phát hiện được khi xét nghiệm nước tiểu trong các lần khám thai.
Các biến chứng của nhiễm trùng bàng quang khi mang thai
Nhiễm trùng bàng quang và các cơ quan khác của hệ tiết niệu đã được chứng minh rằng có thể gây ra một số biến chứng trong thời kỳ mang thai, bao gồm:
Hãy luôn ghi nhớ: nếu bạn có những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng bàng quang khi mang thai, hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt. Bác sỹ sẽ khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cho bạn để hạn chế tối đa những hậu quả cho bạn và em bé trong bụng.
Tuy nhiên, hàng ngày bạn có thể làm những việc đơn giản sau đây để dự phòng tình trạng nhiễm trùng bàng quang khi mang thai hoặc làm cho quá trình điều trị hiệu quả hơn:
1. Tránh nhịn tiểu lâu, nhất là khi bạn đang mang thai. Đừng ngại ngần gì cả, hãy đi tiểu ngay khi bạn cảm thấy buồn tiểu.
2. Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn cảm thấy bạn bị nhiễm trùng. Mẹ bầu đang mang thai được khuyến cáo uống đủ 3 lít nước mỗi ngày, chia đều ra các thời điểm trong ngày. Uống đủ nước giúp làm tăng lượng nước tiểu, thúc đẩy phản xạ bài tiết nước tiểu của cơ thể, do vậy hạn chế tình trạng ứ đọng nước tiểu và làm cho vi khuẩn không có khả năng tồn tại, sinh sản và gây bệnh trong hệ thống tiết niệu của bạn.
3. Nhiều người tin rằng uống nước ép việt quất có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn trong bàng quang phát triển và gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định chọn loại nước uống này.
4. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn rửa vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ tình dục. Điều này có thể hạn chế nguy cơ nhiếm trùng đường tiết niệu, nhất là khi mang thai.
Một lần nữa hãy nhớ, nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến nhiễm trùng bàng quang khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đừng đợi cho đến khi tình trạng này phát triển thành cơn đau, hãy hành động càng sớm càng tốt!
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những sự thật và hiểu lầm về bàng quang
Nếu quan tâm đến việc đóng góp cho môi trường, hãy tạo ra sự khác biệt thực sự bằng những thay đổi trong lối sống này. Chúng cũng sẽ mang lại sức khỏe tốt cho chúng ta.
Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giải quyết cơn đau dạ dày của bạn, chẳng hạn như uống nước và tránh thức ăn cay. Nếu những điều này không hiệu quả, có thể phải sử dụng thuốc theo đơn bác sỹ.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp trước khi tập luyện giúp bạn có đủ năng lượng để duy trì thể lực trong suốt quá trình tập luyện, đảm bảo không bị kiệt sức và hạn chế rủi ro chấn thương trong khi tập.
Bạn không thể giữ trẻ em trong bong bóng bảo vệ mãi mãi nhưng ở độ tuổi nào thì có thể cho chúng xem tin tức và làm cách nào để giúp chúng hiểu được điều đó?
Chăm sóc vùng kín đúng cách giúp ngăn ngừa nguy cơ kích ứng, viêm nhiễm và các vấn đề phụ khoa khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là cách chăm sóc giúp vùng kín sạch sẽ, khỏe mạnh và thoải mái.
Chế độ ăn cho người viêm túi thừa gồm các loại thực phẩm nên ăn trong đợt viêm bùng phát và trong quá trình phục hồi của bệnh. Khi tình trạng viêm bùng phát, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn kiêng trong vài ngày. Trong thời gian phục hồi, bạn sẽ từ từ tăng độ đặc của thức ăn và hạn chế lượng chất xơ vào khẩu phần. Bạn có thể thử bánh mì trắng, ngũ cốc ít chất xơ và trở lại chế độ ăn của mình trong vài ngày tới.
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và cũng kéo dài ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Kiểm soát cơn bốc hỏa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nhẹ các vấn đề sức khỏe ở phái nữ.
Chuyên gia dinh dưỡng ở Anh cho biết, một số loại thực phẩm và đồ uống đã được chứng minh có thể làm giảm viêm và bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống lại ung thư.