Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên giúp bạn giảm viêm thanh quản

Nếu bạn bị viêm thanh quản cả tuần không đỡ, hãy thử thực hiện một trong những cách sau:

Thanh quản là bộ phận trong cổ họng chứa các dây thanh, cũng được gọi là “hộp giọng nói” của bạn. Nếu thanh quản viêm hoặc sưng, bạn đã bị viêm thanh quản.

Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là khàn tiếng hoặc khi nói rất khó khăn. Đau họng và viêm thanh quản thường xuất hiện cùng nhau và thường có nguyên nhân giống nhau. 

Viêm thanh quản cấp tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, và gây ra bởi nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dị ứng, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, hít phải các chất kích thích (như khói thuốc lá), hoặc trào ngược axit cũng là nguyên nhân phổ biến của viêm thanh quản cấp tính.

Bên cạnh đó, những người có công việc đòi hỏi phải nói rất nhiều như ca sĩ hay giáo viên cũng có thể dẫn đến viêm thanh quản “kinh niên”. Các hạt trong họng, khối u hay ung thư cũng có thể gây ra viêm thanh quản mãn tính. Nếu bạn mất giọng và đau họng, khó nuốt hoặc thở trong vòng vài tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ. Điều này đặc biệt đúng với những người nghiện thuốc lá hoặc nghiện rượu nặng. Họ có nguy cơ ung thư vòm họng rất lớn.

Vậy nếu như bạn bị viêm thanh quản cấp tính, bạn nên làm gì? Dưới đây là 7 giải pháp dành cho bạn:

Ngừng nói nhưng KHÔNG nói thầm

Các ca sĩ và những người thường phải nói lớn tiếng để làm việc là những đối tượng dễ bị viêm thanh quản, chỉ đơn giản là vì hình dạng hoặc giải phẫu cổ họng của họ. Dù là do nguyên nhân nào thì bạn cũng nên ngừng nói trong một thời gian để giảm viêm thanh quản. Lưu ý không nên nói thầm bởi khi đó, việc cố sử dụng các dây thanh có thể khiến tình trạng của bạn trầm trọng hơn.

Uống nhiều nước

Uống nước, giữ ẩm và bôi trơn cổ họng là việc rất quan trọng để phục hồi tình trạng của bạn một cách nhanh chóng nhất. Nước là giải pháp tốt nhất. Không sử dụng các chất chứa caffeine bởi chúng có thể khiến bạn mất nước. Ngoài ra, không được uống soda bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm các loại vấn đề như trào ngược axit - nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản.

Đề phòng dị ứng

Dị ứng với vật nuôi, phấn hoa hoặc đậu phộng có thể dẫn đến viêm và sưng rát họng, gây ra viêm thanh quản. Đặc biệt, nếu bạn từng bị viêm thanh quản nhiều tuần hoặc nhiều tháng mà không hiểu lý do, hãy sử dụng thuốc dị ứng và tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Tránh trào ngược axit

Ăn các loại thực phẩm ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ trào ngược axit như trà gừng, chuối và rau xanh có thể giúp bạn tránh viêm thanh quản do nguyên nhân trào ngược axit. Dùng thuốc điều trị trào ngược và không nằm xuống sau khi ăn có thể ngăn trào ngược axit và bảo vệ thanh quản của bạn.

Tránh các chất kích thích

Hãy thêm mục tiêu “không bị viêm thanh quản nhiều hơn” vào danh sách lý do để bạn bỏ thuốc lá. Ngoài ra, nếu công việc hoặc sở thích của bạn phải tiếp xúc nhiều với khói, sơn, bụi gỗ hoặc các chất kích thích khác thì bạn phải đeo khẩu trang và bảo đảm không gian thoáng mát để giảm nguy cơ viêm thanh quản.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối giúp làm dịu và có đặc tính kháng khuẩn, do đó nếu bạn bị viêm thanh quản kèm đau họng, hoặc bạn bị viêm họng do nhiễm khuẩn, hãy súc miệng bằng nước muối.

Dùng máy tạo độ ẩm

Dây thanh quản của bạn được tạo nên từ ba lớp và lớp ở giữa giống như gel, rất dễ bị sưng hoặc viêm trong suốt thời gian bạn bị viêm thanh quản. Vì vậy, hãy giữ cho không khí bạn hít thở vào tươi mát, không bị khô hanh và có đủ độ ẩm cần thiết để lớp gel này thật khỏe mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên vệ sinh máy điều hòa nhiệt độ, máy hoặc bình phun tạo độ ẩm để tránh các nguy cơ do vi khuẩn tích tụ trong máy.

Tham khảo thêm bài viêt Những điều cần biết về bệnh viêm thanh quản

Thu Hằng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm