Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích và nguy cơ của massage trước sinh

Mang thai là thời kỳ có sự thay đổi lớn đối với người phụ nữ. Khi cơ thể mang một mầm sống mới, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng và phải thay đổi để thích nghi với thời kỳ trọng đại này. Liệu massage có giúp ích được gì cho các bà mẹ khi mang thai không?

Massage cho người mang thai là một liệu pháp massage được thiết kế riêng cho nhu cầu của phụ nữ mang thai và còn được gọi là massage trước khi sinh.

Lợi ích của massage trước sinh 

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi cùng với quá trình lớn lên của em bé và chính điều này sẽ gây khó chịu cho bà mẹ rất nhiều. Khi bụng người mẹ phát triển lớn về phía trước, trọng tâm đặt vào phần bụng chứa bé, tư thế của cơ thể bà mẹ cũng phải thay đổi để căn chỉnh trọng tâm. Đối với rất nhiều phụ nữ, sự thay đổi trọng tâm này sẽ gây căng thẳng, tăng áp lực lên các khớp và cơ bắp, dẫn đến đau lưng, đau vùng chậu, cổ, vai hoặc đau thần kinh tọa.

Một số dây chằng trong khu vực xương chậu (dây chằng tròn) sẽ bị kéo giãn ra để phù hợp với quá trình phát triển của bé. Sự thay đổi này có thể gây ra những cơn đau ở xương chậu, cơn đau thường chỉ kéo dài trong vài giây và xảy ra khi mẹ bầu thay đổi vị trí nhưng trong những tuần cuối của thai kỳ cơn đau có thể dài hơn và liên tục hơn.

Massage trước sinh làm giảm đau rất hiệu quả vùng lưng, vùng chậu, cổ, vai hoặc những cơn đau thần kinh tọa.

Trong thai kỳ, các triệu chứng sưng, phù nề ở chân rất hay gặp. Sự tích tụ chất lỏng có xu hướng rõ rệt hơn ở mắt cá chân, chân và bàn chân của bà mẹ bởi tử cung ngày càng lớn, làm tăng gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân. Massage có thể giúp hỗ trợ giảm phù tại cẳng chân, bàn chân.

Được thiết kế để làm giảm sự khó chịu trong thai kỳ, massage trước sinh cũng được sử dụng để tăng tâm trạng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe nói chung cho bà mẹ mang thai.

Massage thai kỳ và massage điển hình khác nhau như thế nào?

Trong quá trình massage, cơ thể bà mẹ mang thai phải được đặt ở những tư thế chính xác, có sự hỗ trợ cho bụng bầu cũng như tạo được cảm giác thoải mái cho bà mẹ và cho việc phát triển của em bé. Ví dụ khi mang thai được khoảng 20 tuần, việc nằm ngửa có thể đặt trọng lượng lên vùng bụng của bạn, hạn chế lưu lượng máu. Khi massage, bà mẹ thường được đặt nằm nghiêng về một phía chứ không nằm sấp hoặc nằm ngửa. Gối, đệm có thể được sử dụng để hỗ trợ cho bụng, lưng, đầu gối và bàn chân của mẹ bầu. Ngoài ra, các bác sĩ trị liệu massage có thể yêu cầu mẹ bầu ngồi thẳng hoặc nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Các kỹ thuật massage sử dụng phổ biến trong massage thai kỳ là effleurage (liệu trình xoa bóp dài trên da), rất được ưa chuộng tại Thụy Điển. Bạn sẽ tìm thấy trong loại hình này sự nhẹ nhàng, mềm mại. Các nhà trị liệu sẽ đem đến những áp lực nhiều hơn tại các vùng nằm cách xa bụng như vai để cân bằng áp lực tổng thể như massage thông thường.

Massage nên được điều chỉnh theo thể trạng sức khỏe của từng người. Ví dụ, nếu bạn đang ốm nghén, các nhà trị liệu có thể tránh sử dụng những kỹ thuật rung lắc để hạn chế buồn nôn.

An toàn và rủi ro của massage trước sinh

Rất ít nghiên cứu tìm hiểu sâu về những rủi ro của việc xoa bóp trước khi sinh. Tuy vậy, với bất kỳ liệu pháp mới nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông thường, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên bà mẹ mang thai nên tránh sử dụng liệu pháp massage trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, chảy máu, tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ nên tránh massage trước sinh vì chúng ta vẫn biết rất ít về rủi ro của massage thai kỳ cho những thai phụ này.

Các chuyên gia trị liệu sẽ hỏi rất kỹ bà mẹ mang thai về: tiền sử gia đình, tình trạng sức khỏe, thuốc men, dị ứng cũng như kết quả khám thai trước khi quyết định thực hiện liệu trình. Bên cạnh đó, bà mẹ mang thai cũng được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình trị liệu. Tuy nhiên, bạn cũng nhớ liên hệ kịp thời với các chuyên gia khi xảy ra bất kỳ sự khó chịu nào trong và sau quá trình trị liệu.

Các tác động của tinh dầu thường sử dụng trong xoa bóp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và vẫn có những lo ngại về mối liên quan giữa tinh dầu và các cơn co thắt tử cung. Do vậy, tốt nhất là tránh sử dụng các loại tinh dầu trong ba tháng đầu thai kỳ và tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc sử dụng chúng trong những khoảng thời gian sau đó.

Cuối cùng, bạn lưu ý rằng, nếu muốn thực hiện massage trước sinh, hãy tìm đến các cơ sở massage được cấp phép với các chuyên gia được đào tạo bài bản để thực hiện các kỹ thuật đúng và tốt nhất, tránh những rủi ro ch cả mẹ bầu cũng như em bé trong bụng.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 6 lợi ích bất ngờ của massage

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt- Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm