Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách tự massage xóa nếp nhăn trên mặt

Massage mặt đã được con người biết đến từ xa xưa - là một trong những phương pháp đơn giản giúp chống lão hóa da, làm tăng độ đàn hồi, chống lại tình trạng xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ của da.

Massage mặt đã được con người biết đến từ xa xưa - là một trong những phương pháp đơn giản giúp chống lão hóa da, làm tăng độ đàn hồi, chống lại tình trạng xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ của da. Lợi ích nổi trội của phương pháp này là không làm mất nhiều thời gian của bạn, không quá tốn kém chi phí và bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện tại nhà.

Biện pháp massage

Khóe mắt, da trán và da má, da cằm... là những phân vùng dễ bị lão hóa nhất trên khuôn mặt. Vì vậy, việc thực hiện các động tác massage mặt chống lão hóa cho những phân vùng này sẽ ngăn ngừa nếp nhăn hình thành, giúp giữ gìn làn da trẻ trung một cách hiệu quả, lâu dài.

Bước chuẩn bị: Úp lòng bàn tay lên mặt sau đó xoa theo chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài để da có thể thư giãn trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Khâu chuẩn bị này bạn nên làm từ 15 đến 20 lần trước khi chính thức bắt đầu vào thực hiện mát-xa cho từng vùng trên khuôn mặt.

Đối với cằm, bạn khéo léo nắm tay lại thành vòng tròn rồi lăn đi lăn lại ở vùng má dưới, ngay sát 2 bên cằm. Massage mặt đòi hỏi bạn kiên trì thực hiện hàng ngày, động tác này sẽ giúp bạn tiêu thụ mỡ thừa, đồng thời hạn chế tình trạng má dưới chảy xệ. Mỗi lần thực hiện bạn có thể làm từ 15- 20 lần.

Cách tự massage xóa nếp nhăn trên mặtMassage buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để xóa mờ nếp nhăn.

Đối với mắt, vùng da quanh mắt là vùng dễ xuất hiện nhiều nếp nhăn nhất vì vậy việc massage da mặt chống lão hóa cho vùng mắt là cực kỳ quan trọng. Bạn dùng 2 ngón tay đặt ở khóe mắt rồi vuốt dần lại phần đuôi mắt, lặp lại động tác này 20 lần mỗi ngày để giảm nếp nhăn vùng mắt hiệu quả.

Đối với vùng trán, thái dương, bước massage này giúp giảm bớt nếp nhăn cho vùng trán. Bạn dùng 2 ngón giữa của bàn tay chụm lại đặt ở giữa trán, sau đó massage theo hình lò xo từ trong ra ngoài. Thực hiện động tác này 15-20 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Đối với vùng mũi và miệng, trước tiên bạn dùng ngón tay vuốt dọc sống mũi theo chiều từ trên xuống dưới. Tiếp theo dùng ngón tay massage khu vực cánh mũi theo cả 2 chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.Cuối cùng massage vùng da xung quanh miệng từ trong ra ngoài. Thực hiện mỗi động tác 10-15 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Đối với 2 bên má, để ngăn ngừa lão hóa cho vùng này, các bạn có thể thực hiện cách massage bằng cách xoa lòng bàn tay vào nhau rồi áp sát dọc theo 2 bên má, sau đó bạn dùng chính tay này để nâng đỡ cơ má lên. Với cách massage mặt bằng tay này thì bạn làm sau khoảng 5 phút, bạn tiếp tục dùng ngón tay trỏ để ấn vào khoang giữa của má. Sau đó, bạn kiên trì thực hiện nhiều lần giúp tạo đường má gọn gàng mà không bị chảy xệ theo thời gian.

Thời gian nào massage là tốt nhất?

Tốt nhất là vào buổi sáng khi các bạn còn nằm trên giường. Sau một đêm ngủ, cơ thể chưa hoạt động, bạn sẽ tiến hành co duỗi người và massage như là một cách khởi động giúp năng lượng tuần hoàn, làm cơ thể ấm lên. Điều này đặc biệt tốt cho các bạn khi thời tiết đang vào mùa đông  hoặc phải thức dậy sớm.Hạn chế massage vào buổi tối, vì massage giúp thần kinh cảm thấy hưng phấn, có thể gây khó ngủ.

Nếu ngại da mặt nhờn, bạn dùng khăn lau sơ qua rồi tiến hành massage. Nếu đợi sau khi rửa mặt mới làm sẽ khó thực hiện vì lúc này da mặt khá là khô.

Nhiều bạn có thói quen rửa mặt bằng nước ấm vào buổi sáng, giúp lưu thông máu, cũng như rửa sạch các loại kem dưỡng dùng qua đêm. Nhưng nếu bạn thực hiện việc massage mặt vào buổi sáng sớm thì có thể bỏ qua bước này, hiệu quả và tác dụng đều tốt như nhau.

Đối với những vùng da đang bị mụn đỏ hoặc đang sưng, bạn không nên massage vùng đó mà hãy chờ đến khi vùng mụn đó ổn định.

Khi thực hiện những động tác massage, bạn nên giữ cho mình một tinh thần và tâm trạng thật thoải mái nhất, kết hợp với nhịp thở sâu và nhẹ nhàng để tạo hiệu quả tốt nhất cho quá trình massage của mình.

Bên cạnh việc massage, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm một số nguyên liệu như dầu dừa hoặc sữa tươi,mật ong... Tuy nhiên, mỗi một loại da khác nhau sẽ có những nguyên liệu phù hợp khác nhau, chính vì thế trước khi muốn kết hợp sử dụng với nguyên liệu nào bạn nên cần sự tư vấn của các chuyên gia da liễu.

Biện pháp massage không mang lại cho bạn kết quả tức thì, bạn không nên nóng vội. Hãy kiên nhẫn, chắc chắn các bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời mà phương pháp này mang lại.

Bs.Vũ Hữu Dũng - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm