Ngải cứu là một loại cây giống cỏ dại có vị đắng, nguồn gốc từ y học cổ đại Trung Quốc và châu Âu. Vào thời Trung cổ, con người gọi nó là "mẹ của các loại thảo mộc". Mặc dù nó vẫn được sử dụng ngày nay như một loại thảo mộc hoặc thực phẩm trong chế độ ăn uống, nhưng ngải cứu đã ít phổ biến hơn nhiều.
Ngải cứu có thể được sử dụng dưới các dạng sau:
Công dụng của ngải cứu chủ yếu được công nhận trong y học cổ truyền và lưu truyền dân gian, y học hiện đại chưa chứng minh được các lợi ích của ngải cứu và sử dụng nhiều. Một số công dụng của ngải cứu được sử dụng rộng rãi được liệt kê dưới đây.
Đọc thêm tại bài viết: 3 loại rau đắng giã tật
Công dụng y học cổ đại
Từ rất lâu, ngải cứu đã được sử dụng như một bài thuốc có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Những tác dụng này bao gồm:
Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng các lợi ích được đề cập ở trên chủ yếu liên quan đến thành phần của ngải cứu như flavonoid, axit hữu cơ và các hợp chất khác.
Mặc dù ngải cứu không được sử dụng phổ biến trong tây y hiện đại, nhưng mùi thơm và vị đắng của ngải cứu khiến một số người sử dụng nó để giúp cải thiện triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản và điều trị chứng chán ăn, viêm dạ dày, đầy hơi và axit dạ dày thấp.
Tác dụng với sức khỏe kinh nguyệt, đau bụng kinh, thai kỳ
Một số người tin rằng ngải cứu cũng có thể được sử dụng để giúp điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và các triệu chứng mãn kinh. Trước đây, người ta cũng đã sử dụng ngải cứu để gây sảy thai. Bất kỳ phụ nữ đang mang thai và cho con bú đều được khuyên nên tránh ăn quá nhiều ngải cứu để giảm các tác dụng không mong muốn.
Trong y học cổ truyền châu Á, các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng ngải cứu để thực hiện một quá trình gọi là cứu ngải. Lá ngải cứu được tạo thành các que dài hoặc một khối hình nón có kích thước và hình dạng tương đương với một điếu xì gà, sau đó đốt chúng trên một huyệt đạo của cơ thể để giải phóng năng lượng.
Cứu ngải cứu cũng được sử dụng để điều trị đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và giúp thai nhi ở tư thế ngôi ngược xoay người. Theo Đông y, phương pháp này dường như làm tăng chuyển động của thai nhi, giúp thai nhi quay đầu xuống bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh hiệu quả thực sự của phương pháp cứu ngải.
Đọc thêm tại bài viết: Giải pháp chữa đau nhức xương khớp từ ngải cứu
Những công dụng cổ truyền khác
Trong các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược, người ta đã sử dụng ngải cứu để điều trị các vấn đề về dạ dày và ruột như:
Ngải cứu cũng được dùng để làm dịu các triệu chứng khác như:
Tác dụng phụ của ngải cứu là gì?
Ngải cứu có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến hắt hơi, triệu chứng liên quan đến xoang, và có thể gây viêm da tiếp xúc hoặc phát ban ở một số người bị dị ứng với ngải cứu.
Ngải cứu đã được sử dụng vì các đặc tính y học và làm thực phẩm trong hàng nghìn năm. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng cứu ngải có thể có lợi cho hệ thần kinh và thai nhi ngôi ngược. Ngải cứu cũng được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh, kích thích chu kỳ kinh nguyệt và điều trị nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh các tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bạn không bị dị ứng với ngải cứu, bạn vẫn có thể thưởng thức ngải cứu như một món ăn ngon lành như món rán, hầm, nấu canh,… và sử dụng ngải cứu như một loại thảo dược trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.
Chứng lùn bao gồm một loạt các tình trạng đặc trưng bởi vóc dáng thấp bé. Mặc dù mỗi loại chứng lùn có nguyên nhân khác nhau nhưng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.
Cơ thể bạn là một hệ thống phức tạp gồm xương, da, các cơ quan, chất sinh học,… Trong số các chất sinh học có các protein đặc biệt được gọi là hemeprotein (hay hemoprotein), được tạo thành từ axit amin và sắt. Bạn có thể tìm thấy các protein này trong cơ và máu nơi chúng liên kết với oxy. Các protein trong máu của bạn được gọi là hemoglobin và các protein trong cơ của bạn được gọi là myoglobin. Cùng tìm hiểu về myoglobin qua bài viết sau đây!