Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

Đẻ mắc vai là gì?

Đẻ mắc vai (hay dấu hiệu “con rùa”) xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt bên trong xương chậu của người mẹ trong quá trình sinh nở. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế. Dù trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này thường được sinh ra an toàn, nhưng nó vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và em bé.

Đẻ mắc vai có phổ biến không?

Đẻ mắc vai là một tình trạng hiếm gặp. Các số liệu thống kê là rất khác nhau ở các nước vì tình trạng này đôi khi được chẩn đoán quá mức hoặc chẩn đoán thiếu. Tỷ lệ trung bình cũng thay đổi tùy thuộc vào cân nặng khi sinh của trẻ. Tình trạng đẻ mắc vai xảy ra ở 0,6% đến 1,4% trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2.500g đến 4.000g khi sinh. Tỷ lệ này tăng lên 5% đến 9% ở trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh hơn 4.000g.

Đọc thêm tại bài viết: Trẻ có cân nặng sơ sinh cao có nguy cơ mắc bệnh gì?

Dấu hiệu của đẻ mắc vai là gì?

Mặc dù có những yếu tố nguy cơ nhất định có thể dẫn đến đẻ mắc vai, nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra với bất kỳ trẻ sơ sinh nào. Không có triệu chứng và không có cách nào để dự đoán liệu đẻ mắc vai có xảy ra hay không. Bác sĩ chỉ có thể nhận thấy tình trạng này sau khi đầu em bé ra khỏi âm đạo của người mẹ. Tình trạng này trở nên rõ ràng khi đầu em bé nhô ra và sau đó kéo vào vùng giữa âm đạo và trực tràng (đáy chậu). Đây còn được gọi là "dấu hiệu con rùa".

Nguyên nhân gây ra đẻ mắc vai là gì?

Đẻ mắc vai xảy ra khi vai của em bé bị kẹt sau xương mu của mẹ trong khi sinh. Các yếu tố sau đây có thể gây ra tình trạng này:

  • Thai nhi to: nặng hơn 4.000g.
  • Thai nhi ở sai vị trí.
  • Lỗ mở xương chậu của người mẹ quá nhỏ.
  • Bạn đang ở trong một vị trí bị hạn chế không gian trong xương chậu.

Chẩn đoán

Bác sĩ sản khoa sẽ chẩn đoán đây là tình trạng đẻ mắc vai nếu đáp ứng ba yếu tố sau:

  • Bạn đã sinh đầu em bé nhưng không thể đẩy vai em bé ra ngoài.
  • Ít nhất một phút đã trôi qua kể từ khi đầu em bé nhô ra ngoài âm đạo nhưng thân em bé vẫn chưa nhô ra.
  • Em bé cần được can thiệp y tế để sinh nở thành công.

Đẻ mắc vai được điều trị như thế nào?

Bác sĩ có thể đề nghị lên lịch mổ lấy thai nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc nếu thai nhi rất lớn.

Nếu bạn có nguy cơ cao và sinh thường, bác sĩ sẽ cần đặc biệt chuẩn bị các bước cần thực hiện trong trường hợp bạn gặp tình trạng đẻ mắc vai.

Trong phòng sinh, nếu bác sĩ xác định bạn bị đẻ mắc vai, bác sĩ có thể sẽ giúp đưa bạn vào tư thế tốt hơn để mở rộng xương chậu. Hoặc bác sĩ sẽ di chuyển em bé của bạn vào tư thế tốt hơn để có thể di chuyển vai của chúng.

Thuật ngữ HELPERR là một nhóm các bước mà bác sĩ có thể sử dụng để xử trí khi bạn bị đẻ mắc vai. HELPERR là viết tắt của:

  • H – Help (Trợ giúp): Bác sĩ đỡ đẻ cho bạn có thể sẽ cần trợ giúp, bao gồm bác sĩ gây mê, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ sản khoa khác. Các thiết bị cần thiết cũng sẽ được mang đến phòng đẻ của bạn.
  • E – Evaluate for episiotomy (Đánh giá để rạch tầng sinh môn): Bác sĩ đỡ đẻ cho bạn sẽ quyết định xem bạn có cần rạch tầng sinh môn để hỗ trợ việc sinh con hay không. Rạch tầng sinh môn là một vết cắt ở tầng sinh môn của bạn để làm cho lỗ mở vào âm đạo của bạn lớn hơn, tạo không gian cho các thao tác xoay em bé.
  • L –  Legs (Chân): Bác sĩ có thể sử dụng thao tác McRoberts nếu bạn gặp tình trạng đẻ mắc vai. Với thao tác này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ép đùi vào bụng. Phương pháp này có thể giúp xoay xương chậu của bạn.
  • P – Pressure (Áp lực): Bác sĩ có thể sử dụng áp lực trên xương mu bằng cách ấn vào bụng dưới của bạn phía trên xương mu. Điều này giúp tạo áp lực lên vai của em bé để cố gắng xoay và đưa em bé ra ngoài.
  • E – Enter maneuvers (Các thao tác vào): Bác sĩ có thể thực hiện các thao tác vào hoặc xoay trong bằng cách đưa tay vào âm đạo của bạn để cố gắng xoay em bé.
  • R – Remove posterios arm (Hạ cánh tay sau): Bác sĩ có thể sử dụng thao tác Jacquemier. Với thao tác này, bác sĩ sẽ đưa tay vào âm đạo tìm đến tay của em bé và hạ một trong những cánh tay của em bé ra ngoài . Điều này có thể giúp vai của em bé dễ dàng đi qua âm đạo hơn.
  • R – Roll the patient (Lật bệnh nhân): Bác sĩ có thể sử dụng thao tác Gaskin bằng cách yêu cầu bạn lật người bằng tay và đầu gối để vào tư thế mới.

Trong những trường hợp nghiêm trọng khi các kỹ thuật HELPERR không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

  • Gãy xương đòn: Bác sĩ sẽ bẻ xương đòn của em bé để giải phóng vai của bé.
  • Thủ thuật Zavanelli: Bác sĩ sẽ đẩy đầu em bé trở lại tử cung và thực hiện phẫu thuật lấy thai.
  • Phẫu thuật cắt xương mu: Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường ở sụn giữa xương mu để mở rộng lỗ chậu.

Các biến chứng của tình trạng đẻ mắc vai là gì?

Các biến chứng do đẻ mắc vai trong quá trình chuyển dạ có thể ảnh hưởng đến cả bạn và em bé.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến bạn bao gồm:

Chảy máu cực nhiều sau khi sinh (xuất huyết sau sinh).

  • Rách nghiêm trọng vùng giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu).
  • Rò trực tràng âm đạo: Rò trực tràng âm đạo là một kết nối bất thường giữa âm đạo và trực tràng của bạn.
  • Vỡ tử cung: Vỡ tử cung có nghĩa là tử cung của bạn bị rách trong quá trình chuyển dạ.
  • Xương mu của bạn bị tách ra.

Biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn

Biến chứng phổ biến nhất của chứng đẻ mắc vai ở trẻ sơ sinh là liệt đám rối thần kinh cánh tay. Các dây thần kinh đám rối thần kinh cánh tay chạy từ tủy sống của trẻ từ cổ đến cánh tay. Những dây thần kinh này chịu trách nhiệm cung cấp cảm giác và chuyển động ở vai, cánh tay và bàn tay của trẻ. Tổn thương các dây thần kinh này có thể gây ra tình trạng yếu và liệt ở bên bị ảnh hưởng. Các biến chứng khác mà trẻ có thể gặp bao gồm:

  • Gãy xương đòn và/hoặc xương cánh tay của trẻ sơ sinh.
  • Hội chứng Horner: Một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến mắt và khuôn mặt của trẻ sơ sinh.
  • Dây rốn bị chèn ép: Dây rốn có thể bị kẹt giữa cánh tay của trẻ và xương chậu của bạn. Khi dây rốn bị kẹt, nó có thể cắt đứt oxy và lưu lượng máu đến trẻ. Điều này rất hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra, nó có thể gây chấn thương não hoặc tử vong cho trẻ.

Phòng ngừa

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đẻ mắc vai, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng khả năng mắc tình trạng này ở trẻ bao gồm:

  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường có từ trước và bệnh tiểu đường thai kỳ đều có thể khiến thai nhi có kích thước to lớn. Những người mắc bệnh tiểu đường có tới 20% nguy cơ sinh con nặng hơn 4.000g khi sinh.
  • Thai to: Thai to có nghĩa là trẻ nặng hơn 4.000g khi sinh. Nếu thai nhi quá lớn, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ.
  • Đẻ mắc vai trong lần mang thai trước.
  • Mang thai đôi hoặc đa thai.
  • Thừa cân và/hoặc tăng cân quá mức trong khi mang thai.
  • Vóc dáng thấp.
  • Cấu trúc xương chậu bất thường.
  • Sản phụ trên 35 tuổi.
  • Sinh con sau ngày dự sinh.

Đọc thêm tại bài viết: Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Một số yếu tố trong quá trình chuyển dạ cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đẻ mắc vai. Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất trong số này là sinh thường có sự hỗ trợ chẳng hạn như giác hút chân không hoặc kẹp để giúp em bé đi qua âm đạo. Các yếu tố nguy cơ khác trong quá trình chuyển dạ có thể bao gồm:

  • Dùng oxytocin để kích thích chuyển dạ.
  • Gây tê ngoài màng cứng.
  • Giai đoạn đầu chuyển dạ rất dài (giai đoạn co thắt).
  • Giai đoạn thứ hai chuyển dạ rất ngắn hoặc rất dài (giai đoạn rặn).
  • Sử dụng lực ép hoặc thao tác không phù hợp để sinh con.

Ngăn ngừa tình trạng đẻ mắc vai như thế nào?

Để giảm nguy cơ gặp tình trạng đẻ mắc vai, bạn có thể:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
  • Hỏi bác sĩ sản khoa về việc kích thích chuyển dạ.
  • Nếu bạn đã quá ngày dự sinh, hãy tới gặp bác sĩ.
  • Cân nhắc về khả năng sinh mổ với bác sĩ.
  • Cân nhắc việc từ bỏ các loại thuốc chuyển dạ như gây tê ngoài màng cứng.

Tiên lượng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi được ba tháng tuổi, một nửa số trẻ sơ sinh bị đẻ mắc vai có thể hoạt động bình thường và đến 18 tháng tuổi, 82% trẻ sơ sinh có thể hoạt động hoàn toàn bình thường.

Nếu trẻ bị đẻ mắc vai và gặp biến chứng chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, tiên lượng thường khả quan. Nhưng một số biện pháp can thiệp khi đẻ mắc vai có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn với các kỹ năng vận động tinh và các chức năng khác của chi bị ảnh hưởng. Hơn 90% các chấn thương này sẽ cải thiện trong vòng 6 đến 12 tháng. Dưới 10% dẫn đến chấn thương vĩnh viễn ở trẻ.

Nếu bạn đã từng sinh con bị đẻ mắc vai, khả năng tình trạng này tái phát ở lần đẻ tiếp theo của bạn tăng 15%. Nếu bạn đã sinh mổ do đẻ mắc vai lần đầu, thì lần mang thai tiếp theo bạn không nên sinh thường nữa. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết bạn nên làm gì khi bạn có kế hoạch sinh thêm con.

Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Cleveland Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Xem thêm