Chúng ta có thể dễ dàng gặp hình ảnh nhiều ông bố, bà mẹ đi mua men tiêu hóa cho trẻ ở các hiệu thuốc. Tại một hiệu thuốc trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội), chị Minh Hằng tay cầm hộp men tiêu hóa cho biết, con chị 2 tuổi, cháu bị đi ngoài chán ăn nên chị ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa cho con uống. Khi được hỏi, chị sẽ cho con uống men trong bao lâu? Chị cho hay: "Cứ uống cho tới khi nào thấy trẻ ăn ngon trở lại. Men tiêu hóa không độc hại gì".
Tại một hiệu thuốc trên đường Cầu Giấy, bà mẹ tên Thu Thúy cho hay, con chị 1 tuổi, mới khỏi tiêu chảy nhưng rất biếng ăn, chị mua men tiêu hóa về cho trẻ uống. Khi được hỏi, chị có biết, men tiêu hóa và men vi sinh có tác dụng khác nhau và thời gian sử dụng như thế nào? Chị cho hay, chị cũng không nắm được, chị cho rằng: "men nào cũng như men nào, cho trẻ uống để trẻ ăn ngon hơn, đơn giản vậy thôi".
Không ít cha mẹ tự mua men về cho trẻ uống để cải thiện tình trạng biếng ăn do tiêu chảy.
(Ảnh minh họa)
Bs. Tạ Tùng Duy – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày với trẻ bú mẹ có thể đi ngoài 5-7 lần/ngày, phân của trẻ dạng lỏng nước, mùi hôi tanh.
Nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy là do nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc do sử dụng kháng sinh không đúng.
Bệnh tiêu chảy có thể được chia thành tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính, trong đó tiêu chảy mạn tính được xác định khi trẻ tiêu chảy từ 14 ngày trở lên.
Tình trạng phổ biến nhất khi bị tiêu chảy là mất nước và mất điện giải gây tình trạng mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng. Do 70% trọng lượng cơ thể là nước, nên nếu cơ thể không đủ nước thì chức năng chuyển hóa và tuần hoàn sẽ bị ảnh hưởng. Khi máu đến dạ dày giảm thì cơ chế hấp thu và bài tiết enzyme tiêu hóa cũng giảm, gây ra tình trạng chán ăn.
Khi tình trạng dinh dưỡng kém cơ thể sẽ bị suy kiệt gây ra một vòng xoắn bệnh lý: Tiêu chảy - giảm hấp thu - cơ thể suy kiệt - giảm khả năng miễn dịch và gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ.
BS. Tạ Tùng Duy cho biết không nên sử dụng tùy tiện men tiêu hóa và men vi sinh cho trẻ khi chưa hiểu rõ tác dụng của từng loại men như hai bà mẹ kể trên. Men tiêu hóa và men vi sinh là 2 loại men khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Men tiêu hóa (hay còn gọi là enzym) là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra như nước bọt, dạ dày, tụy, ruột, có tác dụng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Men vi sinh là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh cũng như tiết độc tố.
Không nên sử dụng tùy tiện men tiêu hóa và men vi sinh cho trẻ.
BS. Duy cũng cho biết, với men tiêu hoá, trừ những trẻ bị tổn thương hệ tiêu hóa bẩm sinh thì phải bổ sung men tiêu hóa lâu dài. Còn các trường hợp mắc bệnh lý cấp tính gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, không nên dùng kéo dài vì khi dùng kéo dài sẽ làm các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết men tiêu hóa và dẫn đến ảnh hưởng chức năng sinh lý bình thường của các cơ quan.
Với những trẻ khoẻ mạnh bình thường mà có biểu hiện lười ăn, chán ăn, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục chứ không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc vì ít có tác dụng. Trường hợp cần dùng phải tuân theo sự chỉ định của các bác sĩ.
Với men vi sinh, chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài. Do kháng sinh có tác dụng phụ là tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là giúp cho vi khuẩn yếm khí lây lan gây ra triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân sống, tiêu chảy…
Các trường hợp tiêu chảy cấp do virus cũng được khuyên nên sử dụng men vi sinh. Trong các trường hợp bệnh này mà được bổ sung men vi sinh mới có tác dụng và đúng với ý nghĩa là làm lợi khuẩn.
Một điều chú ý là kể cả khi đang dùng kháng sinh nhưng mới ngắn ngày hoặc chưa có dấu hiệu gì bất lợi ở đường tiêu hóa thì cũng không nên bổ sung men vi sinh ngay lập tức. Chỉ sau khi sử dụng kháng sinh dài ngày (từ 1 tuần trở lên) và có biểu hiện của rối loạn vi khuẩn ruột thì bác sĩ mới nên kê đơn cho bệnh nhân dùng men vi sinh.
Trong trường hợp bệnh nhân chưa có biểu hiện bệnh lý tiêu hóa nhưng có các triệu chứng chán ăn, ăn kém thì cũng nên bổ sung men vi sinh nhưng chỉ nên dùng ngắn ngày.
Với trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ sử dụng men vi sinh để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, hạn chế nhiễm trung tiêu hóa và để tăng cường sức khỏe đường ruột.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn gì, kiêng gì để cơ thể nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy mùa nắng nóng.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.