Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra sai lầm của cha mẹ khi 'thúc' chiều cao cho con bằng chế độ ăn bổ dưỡng

Việc thúc ép con ăn để có chiều cao lý tưởng tuổi dậy thì tưởng tốt nhưng lại là một sai lầm có thể để lại những hệ lụy lâu dài cho sức khỏe.

Trẻ tăng cân phi mã tuổi dậy thì vì sai lầm của cha mẹ

TS.BS. Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng quan trọng với sự phát triển cả về thể chất, nhận thức và tinh thần của trẻ. Do vậy, tất cả những tác động từ môi trường, cuộc sống, dinh dưỡng, lối sống… đều ảnh hưởng đến trẻ trong thời kỳ được cho là “nhạy cảm” này.

Khi có con ở giai đoạn tuổi dậy thì, có không ít phụ huynh sẵn sàng đầu tư rất nhiều về mặt dinh dưỡng, thúc ép con ăn thật nhiều, mong con có được chiều cao lý tưởng. Bác sĩ Minh Loan cho biết, nhận thức đó của các bậc phụ huynh là đúng, nhưng khi thực hiện lại hay thái quá, khiến trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Quá trình khám và tư vấn, bác sĩ Loan cùng các đồng nghiệp đã tiếp nhận không ít trẻ ở độ tuổi dậy thì phải đến nhờ can thiệp vì thừa cân, béo phì do bố mẹ thúc ép con ăn quá nhiều.

TS Minh Loan cho biết trẻ ở tuổi dậy thì thường được bố mẹ thúc ép ăn nhiều nhưng lại không cân đối nhóm chất.

Điển hình như cháu M.T.D (14 tuổi, ở Hà Nội), đến khám vì tâm lý lo lắng, lực học giảm sút, ngại tiếp xúc, giao tiếp với mọi người. Dù mới 14 tuổi, cao chưa đến 1,55 mét nhưng D có cân nặng gần 70kg. Chính vì thân hình mất cân đối, đi học hay bị các bạn trêu chọc nên khiến D mất tự tin, ngại giao tiếp, lực học bị ảnh hưởng.

Mẹ của D. chia sẻ, do bố mẹ đều có chiều cao khiêm tốn, nên khi con đến tuổi dậy thì đã không tiếc tiền mua những đồ ngon, bổ dưỡng để bồi bổ. “Tôi nghĩ giai đoạn con đang tuổi lớn nên ăn được là tốt, sẽ phát triển được chiều cao. Không ngờ lại ra cơ sự như thế này”, người mẹ buồn rầu nói với bác sĩ.

Theo đó, ngoài việc tăng cường uống sữa, D còn được bố mẹ bồi bổ bằng những thực phẩm giàu đạm, protein và đặc biệt sẵn sàng chiều con mỗi khi con thích ăn đồ ăn nhanh.

Thời gian đầu, khi thấy con ăn mãi chưa lớn, gia đình lo lắng còn mua thêm thuốc, các thực phẩm đắt tiền và chiều con ăn theo sở thích. Sau khi bồi bổ con ăn được khoảng gần một năm, cơ thể con bắt đầu “phát tướng”, cân nặng tăng từ 52kg lên 65kg. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, D từ một nữ sinh nhanh nhẹn, cân đối giờ đã bị thừa cân.

Đáng buồn hơn, hệ lụy của việc thừa cân đã tác động trực tiếp tới tâm lý, học tập của D. Ngoài vấn đề phải giảm cân có lộ trình, tư vấn tâm lý, các bác sĩ còn kiểm tra các chỉ số tim mạch, huyết áp, đái tháo đường của D. May mắn, phụ huynh đưa đi khám kịp thời nên kết quả vẫn còn trong giới hạn kiểm soát, chưa cần phải dùng thuốc.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra sai lầm của cha mẹ khi 'thúc' chiều cao cho con bằng chế độ ăn bổ dưỡng - Ảnh 2.

Bổ sung đủ nhóm chất, đa dạng thực phẩm và ăn vừa đủ để tránh trẻ bị béo phì ở độ tuổi dậy thì.

(Ảnh minh họa)

Bác sĩ Loan cho biết, việc bố mẹ thúc ép con ăn, khiến con bị thừa cân, béo phì như trường hợp của bệnh nhân D không hiếm. Đây chính là sai lầm thường gặp nhất về việc chăm sóc dinh dưỡng cho con ở độ tuổi dậy thì.

“Thông thường khi phụ huynh thúc em con ăn, ở ngay giai đoạn đầu sẽ chưa thấy sự thay đổi gì rõ rệt, vì khi đó là giai đoạn tích tụ. Sau đó khoảng 1-2 năm sau, trẻ sẽ tăng cân rất nhanh và gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

Khi bị béo phì, ngoài nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch thì ở lứa tuổi dậy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, nhất là các bé gái. Thậm chí, đã có trường hợp vì bị tăng cân quá bị các bạn cười chê, sau đó có trẻ ép cân đến mức cơ thể suy kiệt, phải nhập viện cấp cứu”, bác sĩ Loan chia sẻ.

Bổ sung dinh dưỡng cho con sao cho hợp lý ở tuổi dậy thì

Theo bác sĩ Loan, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì rất tốt, giúp trẻ phát triển được chiều cao. Tuy nhiên, về nguyên tắc cần phải bổ sung đúng và đủ chứ không bao giờ được bổ sung thừa.

Ở giai đoạn dậy thì, trẻ vẫn cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, protein, vitamin và khoáng chất), tuy nhiên điều luôn ghi nhớ là: Bổ sung cân đối hàng ngày.

Ở giai đoạn này, bố mẹ nên chú ý đủ năng lượng nạp vào cơ thể trẻ. Bởi nếu nạp quá nhiều, số năng lượng không tiêu hao hết sẽ tích mỡ và đây chính là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì.

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra sai lầm của cha mẹ khi 'thúc' chiều cao cho con bằng chế độ ăn bổ dưỡng - Ảnh 4.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, việc quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ ở tuổi dậy thì cũng rất quan trọng.

“Để bố mẹ tính được năng lượng chính xác nạp vào cơ thể mỗi trẻ là khá khó khăn. Tốt nhất, bố mẹ nên cân đối và tính chỉ số BMI (theo chiều cao, cân nặng) để biết được tình trạng của con đang ở mức nào, sau đó bổ sung năng lượng cho hợp lý”, bác sĩ Loan tư vấn.

Ngoài dinh dưỡng, ở độ tuổi này bác sĩ Loan cho rằng, bố mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ 1 đến 2 lần/năm, để đảm bảo xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.

Cùng với việc bổ sung canxi, dinh dưỡng thì tập luyện thể dục thể thao cũng có vai trò rất quan trọng để phát triển chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì. Kết hợp với đó là việc chăm sóc giấc ngủ cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý. Trẻ ở độ tuổi dậy thì nên được ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tuyệt đối không cho trẻ thức khuya vì đó cũng là nguyên nhân hạn chế sự phát triển chiều cao ở trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ thừa cân vẫn thiếu chất, bố mẹ nên làm gì?
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/11/2024

    Phải làm sao khi da đầu khô trong mùa Thu Đông?

    Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.

  • 05/11/2024

    Thực phẩm chức năng giúp giảm hormone căng thẳng cortisol

    Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.

  • 05/11/2024

    Thực phẩm bổ sung probiotic có tác dụng giảm cân hay không?

    Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?

  • 04/11/2024

    Thiếu hụt loại vitamin nào gây rụng tóc?

    Thiếu hụt vitamin có thể gây ra nhiều tác động khó chịu cho cơ thể, bao gồm cả rụng tóc.

  • 04/11/2024

    Những lưu ý quan trọng khi bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ em

    Bổ sung phối hợp vitamin K2 và vitamin D3 cho trẻ nhỏ là một chủ đề đang được nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia y tế quan tâm. Việc phối hợp hai loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp và sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần có những lưu ý quan trọng trong quá trình bổ sung. Bài viết này sẽ đi sâu vào những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ.

  • 03/11/2024

    Vitamin K2 - MK4 và MK7: Lựa chọn nào tốt hơn khi bổ sung cùng Vitamin D3 cho trẻ em?

    Thông qua bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cũng bạn đi sâu vào tìm hiểu MK4 và MK7, so sánh các đặc tính và tác dụng của chúng, để giúp xác định lựa chọn loại Vitamin K2 tối ưu để kết hợp cùng Vitamin D3, giúp tối ưu hóa tác động đối vớisức khỏe của trẻ em.

  • 02/11/2024

    Những thực phẩm giàu Vitamin K2 bậc nhất

    Vitamin K2 (Menaquinone) quan trọng với sức khỏe của xương, có trong sữa, thực phẩm lên men và các sản phẩm từ động vật.

  • 02/11/2024

    Dấu hiệu thiếu Canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ xương, cơ, thần kinh, nội tiết của cơ thể. Thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi phổ biến ở trẻ, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem thêm