Loại bỏ suy nghĩ sai lầm về việc nhổ răng khôn
Hầu như chúng ta đều nhận biết được thời điểm răng khôn bắt đầu mọc lên. Chúng là những chiếc răng mọc sau cùng. Theo thống kê độ tuổi mọc răng khôn là từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn độ tuổi này.
Nhiều người cho rằng chúng ta cần phải nhổ bỏ răng khôn. Tùy thuộc vào vùng răng mọc cũng như răng còn nằm dưới nướu hay không, việc phẫu thuật lấy răng thường đi kèm với việc gây mê toàn thân cũng như những vết cắt sâu. Sau đó, bệnh nhân phải nghỉ ngơi trên giường trong suốt hai tuần và không được ăn thức ăn cứng. Đối với khá nhiều nhiều người, đây là quãng thời gian đáng sợ nhất khi chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành.
Bên cạnh đó, một lý do khác giải thích rằng răng khôn cần phải nhổ vì chúng thường mọc vào vị trí không thuận lợi. Hơn thế nữa răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm lợi... cũng như hàng tá những rắc rối khác đối với sức khỏe.
Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng càng ngày càng có nhiều chuyên gia đang bắt đầu đặt câu hỏi rằng những ca phẫu thuật lấy răng khôn này liệu có thật sự cần thiết?
Chúng ta phải hiểu rằng không phải tất cả những chiếc răng khôn nào cũng cần phải loại bỏ. Chỉ những chiếc răng gây nhiễm trùng, sâu răng hoặc mọc chệch qua những chiếc răng bên cạnh gây ra đau đớn thì mới cần phải nhổ bỏ.
Các nhà khoa học tại Đại học York (Anh) kết hợp cùng Học viện vật lý hoàng gia Edinburgh vừa công bố một báo cáo cho thấy ở những người không có xuất hiện những triệu chứng như nhiễm trùng hoặc đau đớn thì việc phẫu thuật lấy răng khôn là điều không cần thiết.
Vào năm 2011, có hơn 10 triệu ca phẫu thuật răng khôn tại Mỹ. Đến năm 2015, số người phẫu thuật lấy răng khôn ở Úc đã đông gấp 7 lần so với nước Anh.
"Mọi người đều có nguy cơ bị viêm ruột thừa. Nhưng đâu phải tất cả mọi người đều phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nguyên lý tương tự cũng có thể được áp dụng trên răng khôn", theo lời Greg J. Huang, Chủ tịch khoa răng hàm mặt tại Đại học Washington.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 83,13% số người để lại răng khôn đã hoàn toàn không mắc bất kì một triệu chứng nào sau một năm kể từ thời điểm răng mọc. Một nghiên cứu khác vào năm 2011 trên 6.000 trẻ em ở Hy Lạp cho thấy chỉ có 2,8% số răng bị biến chứng thành sưng hoặc u nang.
Vào năm 2008, Hội Y tế công cộng Mỹ (APHA) đưa ra tuyên bố rằng răng khôn không làm tăng tỷ lệ hư hỏng của răng kế cận cũng không chứa tỷ lệ vi khuẩn cao làm dẫn đến các bệnh như nha chu.
APHA cũng đưa ra khuyến cáo rằng việc phẫu thuật lấy răng khôn cũng mang lại rất nhiều nguy cơ. Ngoài rủi ro liên quan đến thuốc gây mê, ca phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến thần kinh, mất vị giác và thậm chí là tử vong.
Bạn không nên nhổ răng khôn khi:
Nếu chúng là những chiếc răng khỏe mạnh, không bị sâu răng và vùng lợi xung quanh không có dấu hiệu bị viêm.
Răng khôn đã nhú lên hoàn toàn.
Chúng mọc đúng vị trí và không làm ảnh hưởng tới chức năng bình thường của những chiếc răng bên cạnh.
Bạn có thể dễ dàng vệ sinh chúng hàng ngày.
Bạn nên nhổ răng khôn khi:
Răng khôn nằm ẩn hoàn toàn dưới nướu và không thể nhú lên được. Trong trường hợp này, chúng sẽ vô tình góp phần tạo ra một u nang có thể phá hủy chân của những chiếc răng bên cạnh.
Răng khôn không nhú lên hoàn toàn. Điều này gây khó khăn cho việc vệ sinh và có thể tích tụ một số lượng lớn vi khuẩn trong thời gian dài, từ đó dẫn tới nhiều bệnh răng miệng khác nhau.
Răng khôn mọc lệch và chèn ép các răng bên cạnh trong trường hợp không đủ chỗ trống để nhú lên.
Bạn cảm thấy đau ở khu vực răng khôn.
Các mô mềm nằm gần vị trí của răng khôn thường bị viêm nhiễm.
Răng khôn làm hình thành nhiều khối u trên lợi.
Lợi có dấu hiệu bị viêm.
Chiếc răng nằm ngay kế bên răng khôn bị sâu và bắt đầu vỡ ra.
Các nha sĩ khuyên bạn nên quyết định nhổ răng khôn càng sớm, càng tốt vì sau tuổi 25, toàn bộ mô xương trong cơ thể con người sẽ trở nên hoàn chỉnh. Điều này, khiến cho răng khôn khó nhổ hơn và các mô xung quanh cũng sẽ khó hồi phục hơn.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.