Tỷ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do các biến chứng của bệnh đái tháo đường ngày càng tăng. Bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch. Phương pháp điều trị hiện nay bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn và dùng thuốc hạ đường huyết, insuline. Việc dùng thuốc hạ đường huyết thường gây ra một số tác dụng không mong muốn như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, biến chứng hạ đường huyết, nhiễm toan Lactic… Vì vậy, xu hướng mới trong điều trị đái tháo đường đó là sử dụng các liệu pháp thiên nhiên và thay đổi lối sống.
Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Bệnh đái tháo đường gồm 2 loại chính là đái tháo đường type 1 và type 2:
Đái tháo đường type 1: Đặc trưng bởi sự hủy hoại tế bào β của đảo Langherhans tụy (tự miễn hoặc vô căn) và thiếu hụt gần như tuyệt đối insuline. Thường gặp ở những đối tượng dưới 30 tuổi và liên quan đến miễn dịch.
Đái tháo đường type 2: Là loại thường gặp nhất. Đặc trưng bởi rối loạn hoạt động hay sự tiết insuline. Thường gặp ở những người béo phì, có lối sống tĩnh tại, chế độ ăn quá nhiều chất đường bột tinh chế và đạm, mỡ động vật.
Chẩn đoán xác định đái tháo đường nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:
Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 11,1 mmol/l, kèm ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân.
Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7mmol/l (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường).
Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1mmol/l khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
Liệu pháp nước ép cho bệnh nhân đái tháo đường
Điều quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường đó là phải thay đổi lối sống và việc thay đổi chế độ ăn là điều phải làm đầu tiên. Hãy bỏ những đồ ăn như snack, pizza, bánh kẹo, đường trắng, mỡ và phủ tạng động vật… thay vào đó bằng chế độ ăn ngũ cốc thô, rau xanh và thực hiện liệu pháp nước ép sau đây:
1 ly nước ấm pha nước cốt chanh tươi.
Uống 10 – 30ml nước ép Nha đam mỗi ngày vào buổi sáng khi đói và 30 phút trước khi đi ngủ.
50ml nước ép Đậu que hoặc 50ml nước ép Đậu que + Bắp cải với tỉ lệ 1:1.
50ml nước ép Khổ qua (Mướp đắng) uống vào mỗi sáng.
100ml nước ép Lê. Trong Lê có chứa Levulose – là loại đường dễ dung nạp.
50ml nước ép Cỏ lúa mì non uống mỗi sáng vào lúc đói.
30ml nước ép trái Lý gai + Mật ong hoặc 50ml nước ép trái Lý gai + Khổ qua tỉ lệ 1:1.
Bệnh nhân có thể sử dụng 1 trong các công thức nước ép trên hoặc nhiều hơn trong ngày sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết và phòng các biến chứng cấp tính và mãn tính do bệnh đái tháo đường gây ra.
Các loại rau củ, trái cây trên đều đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hạ đường huyết bằng cách tăng dung nạp Glucose tế bào và kích thích tuyến tụy tiết ra insuline, cung cấp Enzyme sống cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cung cấp lượng lớn Vitamin và khoáng chất có lợi làm tăng sức đề kháng và giải độc cơ thể, tăng sức bền thành mạch làm giảm các biến chứng thần kinh, vi mạch. Các loại rau quả thường có lượng calo ít, vì vậy khi sử dụng bệnh nhân sẽ được rất nhiều vi chất mà không nạp quá nhiều calo.
Người khỏe mạnh cũng có thể áp dụng các công thức trên để phòng bệnh đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa khác.
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...
Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.
Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.