Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhổ răng

Rất nhiều người lớn và trẻ em phải nhổ răng. Vậy vì sao răng bị nhổ?

Răng bị nhổ vì các lý do sau :

  • Sâu răng nặng tiến sâu vào trong răng
  • Nhiễm trùng phá hủy phần lớn răng hoặc phần xương xung quanh
  • Không đủ chỗ cho tất cả răng mọc trên cung hàm

Nhiều nha sĩ khuyên nên nhổ các răng ngầm, là răng mà chỉ có một phần được mọc nhú lên. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng xung quanh của răng nhú lên một phần này và gây nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể lan xuống vùng xương xung quanh và tạo ra tình trạng cực kì nghiêm trọng.

Các răng ngầm liên tục phát triển đâm xuyên qua mô nướu để cố lộ lên trên cung hàm, mặt dù không đủ chỗ cho chúng mọc. Một áp lực liên tục do việc nỗ lực cố mọc lên này có thể gây tổn hại chân của các răng kế cận. Việc nhổ các răng ngầm này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tổn thương xương và răng kế cận, và tránh các đau đớn do răng này sẽ gây ra.

Răng Được Nhổ Như Thế Nào?

Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ xem hồ sơ bệnh án của bạn và chụp phim tia X.

Phim tia X cho thấy chiều dài, hình dạng, vị trí các răng và xương xung quanh. Từ đó, nha sĩ ước tính được mức độ khó của tiểu phẫu và quyết định có nên chuyển bạn cho một chuyên gia phẫu thuật hàm mặt hay không.

Trước khi nhổ, vùng xung quanh răng được làm tê. Các nha sĩ sử dụng một chất làm tê cục bộ để làm tê vùng miệng nơi có răng cần nhổ.

Đối với nhổ răng thông thường, sau khi khu vực đó được gây tê, răng được làm cho lung lay và lỏng lẻo bằng một dụng cụ gọi là cây nạy, sau đó được nhổ ra bằng kềm nha khoa. Nha sĩ còn có thể mài và tạo hình lại xương ổ phía dưới. Cuối cùng họ có thể khâu đóng mép lại bằng chỉ.

Chăm Sóc Sau Khi Nhổ Răng

Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.

Bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu sau khi nhổ răng. Trong vài trường hợp, nha sĩ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau hoặc kê toa cho bạn. Bạn cũng nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi 15 phút. Bạn nên uống bằng ống hút, tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ, và không nên uống đồ nóng. Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. Nếu bạn vẫn còn thấy sưng, đau nhiều, chảy máu hay sốt, hãy báo với nha sĩ ngay.

Vùng xung quanh răng được làm tê trước khi nhổ - Cây nạy giúp làm răng lỏng lẻo. - Kềm nha khoa được dùng để nhổ răng ra
Theo Colgate
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm