Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu công việc hàng ngày có gây ra ung thư? - Phần 2

Một số công việc bạn đang làm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí bạn có nguy cơ mắc ung thư cao hơn! Đó là những công việc nào vậy?

8. Người sản xuất nhựa

Nhựa được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ gần đây, nhưng những người làm việc trong ngành sản xuất nhựa có nguy cơ cao mắc các loại ung thư  bao gồm: ung thư gan, thận, máu, phổi và thanh quản. Nguyên được là do họ phải tiếp xúc lâu dài với cadmium, vinyl clorua, trichloroethylene ,arsenic (thạch tín), và một số các chất gây ung thư khác.

Ngoài ra, phụ nữ trong ngành sản xuất nhựa có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp năm lần do tiếp xúc với các chất gây ung thư làm rối loạn nội tiết tố. 

9. Sản xuất nhôm

Những người làm việc trong ngành sản xuất nhôm thường xuyên tiếp xúc với các chất có dạng hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất crom, hợp chất niken, kim loại nặng, từ trường tĩnh cao và amiăng chịu nhiệt. Formaldehyd đôi khi có mặt trong các quy trình sản xuất từ kết quả của quá trình phân hủy các chất khác, theo giáo sư Sophia Gushee, tác giả của quyển sách “D-toxing A-Z: Hướng dẫn để giảm phơi nhiễm chất độc hại".

Dioxin cũng được hình thành ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất hóa chất cũng như trong sản xuất nhựa vinyl và sản xuất thuốc trừ sâu.

10. Công nhân xây dựng

Công nhân xây dựng có nguy cơ mắc ung thư phổi và u trung biểu mô do phơi nhiễm amiăngthường được tìm thấy trong các tòa nhà cũ. Họ cũng có nguy cao cơ mắc ung thư hắc tố (melanoma). Các công nhân xây dựng còn thường tiếp xúc với benzene (thường có mặt trong các loại sơn) đã được chỉ ra có liên quan đến bệnh bạch cầu và ung thư hạch, cũng giống với thạch tín.

Thạch tín thường được tìm thấy trong khí thải xe cơ giới, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sáp đánh bóng đồ nội thất, keo dán, chất bôi trơn và sơn. Chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, gan và phổi. 

11. Thợ sửa ô tô

Thợ sửa ô tô cũng tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư tương tự như công nhân xây dựng (asen, amiăng, benzen) cũng như tetrachloroetylen (còn được gọi là perc). Chúng hoạt động như một dung môi hòa tan dầu mỡ và có liên quan đến ung thư thực quản, thận, bàng quang và cổ tử cung,. Ngoài ra, khí thải diesel cũng là một chất gây ung thư phổi, bàng quang, thanh quản, thực quản và ung thư dạ dày.

12. Giặt khô

Perc, hay tetrachloroethylene, cũng được sử dụng trong giặt khô. Vì vậy những người lao động trong ngành này, như công nhân trong ngành sản xuất ô tô, phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao. Tuy nhiên, perc không được coi là nguy hiểm cho những người mặc quần áo được giặt khô.

13. Người hộ tang hoặc người khâm liệm

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, những Người hộ tang hoặc người khâm liệm có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đặc biệt cao, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy vì tiếp xúc với formaldehyd. Những gì cơ thể bạn tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức hoạt động của nó. 

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại bài viết: Ung thư vú ở trẻ vị thành niên

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm