Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu bạn có mắc bệnh tự miễn hay không?

50 triệu người sinh sống tại Mỹ đối mặt với bệnh tự miễn. Và một tỷ lệ lớn trong số đó là phụ nữ. Bệnh tự miễn là một trong số top 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới độ tuổi dưới 65. Có rất nhiều kiểu bệnh tự miễn từ bệnh tuyến giáp đến bệnh đa xơ cứng. Cũng có rất nhiều triệu chứng khác nhau do chúng ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Liệu bạn có mắc bệnh tự miễn hay không?

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra khi mà hệ miễn dịch của cơ thể chống lại chính cơ thể đó. Hệ thống miễn dịch của cơ thể rất phức tạp. Nó nhận diện mọi tác nhân xâm nhập hoặc tiếp xúc với cơ thể, sau đó sản xuất các kháng thể tấn công tác nhân đó để bảo vệ cơ thể.

Nhưng hệ miễn dịch cũng có sự nhầm lẫn, khi mà nó không phân biệt được sự khác nhau giữa kháng nguyên lạ và chính cơ thể mình. Điều này gây ra bệnh tự miễn. Ví dụ, khi hệ miễn dịch nhầm một mô hoặc một tập hợp các tế bào là yếu tố ngoại lai xâm hại, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sản xuất kháng thể để chống lại chúng. Và hậu quả để lại có thể rất nghiêm trọng.

Đi sâu hơn vào nguyên nhân gây bệnh

Có một vài yếu tố có vai trò chủ chốt trong nguyên nhân gây bệnh tự miễn. Yếu tố di truyền là một điều rất rõ ràng. Nhưng ngoài yếu tố di truyền thì còn những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn. Chất độc có thể có là thủy ngân, nấm mốc tới các tác nhân gây nhiễm trùng như herpes, và có lẽ quan trọng nhất là sự viêm mạn tính bởi nhạy cảm với một vài món ăn nhất định (ví dụ điển hình là chứng không dung nạp gluten). Các nghiên cứu trong quá khứ đã chỉ ra có một xác suất mắc bệnh tự miễn cao với những người mắc chứng không dung nạp gluten.

Các triệu chứng của bệnh tự miễn

  • Đau, yếu hoặc run rẩy ở khớp hoặc cơ.
  • Sút cân, mất ngủ, không chịu được nóng, nhịp tim nhanh.
  • Thường xuyên nổi ban hoặc dị ứng da, nhạy cảm với ánh sáng, mọc mụn trên mũi hoặc là gò má có hình cánh bướm.
  • Giảm và mất tập trung.
  • Mệt mỏi, tăng cân, không chịu được lạnh.
  • Rụng tóc, xuất hiện mảng trắng ở da hoặc lưỡi.
  • Đau dạ dày, đại tiện có máu, dễ ỉa chảy, loét ở miệng.
  • Khô mắt, miệng và da.
  • Tê bì chân tay.
  • Sảy thai, có huyết khối.
Điều trị nguyên nhân là chìa khóa nếu bạn muốn dứt điểm hay phòng ngừa bệnh tự miễn và các triệu chứng kèm theo. Các bác sỹ nội khoa thông thường chỉ tập trung vào triệu chứng và không làm rõ được nguyên nhân. Họ thường khuyến cáo bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm hoặc steroid hoặc vài loại ức chế miễn dịch. Vấn đề của các thuốc này là chúng không điều trị được tận gốc rễ của bệnh. Nó chỉ là giải pháp tạm thời và khó có thể được sử dụng lâu dài. Một vấn đề khác là bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng tồi tệ và thậm chí là một vài loại ung thư, khi mà sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong một khoảng thời gian dài.

Bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định căn bệnh mình đang gặp phải. Bệnh tự miễn biểu hiện theo rất nhiều cách. Những ảnh hưởng lên các cơ quan khác nhau trong cơ thể đôi khi không rõ ràng. Nhưng không có nghĩa là không thể xác định. Bạn hãy trao đổi với bác sỹ để hiểu về cơ thể rõ hơn. Bạn cần phải nắm được tiền sử gia đình, liệu có dị ứng hay nhạy cảm với loại thực phẩm nào hay không. Bạn cần phải biết những biểu hiện của cơ thể có liên quan đến bệnh hay không. Tất cả đều rất quan trọng. Bác sỹ có thể giúp bạn tìm ra nguyên tiềm ẩn đằng sau những triệu chứng của bạn.

Bạn nên được điều trị bệnh thế nào?

Chú ý thực đơn hàng ngày là rất quan trọng. Hãy loại trừ 12 thực phẩm gây viêm hàng đầu. Hãy nhớ rằng 80% hệ miễn dịch nằm ở ruột. Bởi vậy rối loạn hấp thu đường ruột là dấu hiệu của bệnh tự miễn.

Kiểm tra máu tổng thể đánh giá kháng thể và viêm nhiễm mà trước đây chưa được phát hiện.

Sau cùng có thể kiểm tra để phát hiện các độc tố dạng ẩn và có thể được chữa trị nhờ nhiều cách khác nhau.

Hãy nhớ rằng tình trạng bệnh lý có thể khiến bạn choáng ngợp, hoang mang và hoảng sợ. Nhưng bạn phải cần mạnh mẽ hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn. Hãy tìm hiểu và điều trị gốc rễ vấn đề, chứ không phải triệu chứng. Đó mới là cách mà bạn nên làm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều bạn cần biết về bệnh tự miễn

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Wellnessbin
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm