Nhiều yếu tố nguy cơ suy tim hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa.
Mới đây, một nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Tim mạch Anh (BHF) đã được công bố trên tạp chí Heart Failure (châu Âu). Nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng protein neuropeptide Y (NPY) cao cũng có nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch cao hơn tới 50% so với những người có hàm lượng NPY thấp.
Nghiên cứu này có sử dụng dữ liệu từ hơn 800 người mắc bệnh suy tim ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Với kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học Anh hy vọng xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ NPY có thể được đưa vào thực tiễn tại các phòng khám trong vòng 5 năm tới.
Theo đó, suy tim là bệnh mạn tính, xảy ra khi trái tim bị suy yếu, không còn đủ khả năng bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Suy tim có thể tiến triển âm thầm, với các triệu chứng cảnh báo như khó thở, mệt mỏi, sưng chân và mắt cá chân, khó khăn khi vận động…
Các chuyên gia cũng cảnh báo người có yếu tố di truyền, hoặc mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim… sẽ có nguy cơ cao tiến triển bệnh suy tim.
Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau:
Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc lá thụ động
Người có nguy cơ cao mắc bị suy tim nên chủ động tránh khói thuốc lá.
Cách tốt nhất để phòng ngừa suy tim là tránh các yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cả thói quen hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy nicotine trong thuốc lá có thể góp phần giải phóng adrenaline trong cơ thể, từ đó làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ suy tim.
Cũng có nghiên cứu cho thấy tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá có thể gây tổn thương thành động mạch. Điều này buộc trái tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể, về lâu dài cũng có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy tim.
Hạn chế muối trong chế độ ăn thường ngày
Ăn quá nhiều muối cũng có thể dẫn tới tăng huyết áp, cũng như làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch. Theo đó, có nghiên cứu cho thấy ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra chứng phì đại tâm thất trái, khiến thành tâm thất trái dày lên và buộc trái tim phải bơm máu mạnh hơn bình thường.
Để giảm muối trong chế độ ăn thường ngày, bạn nên chủ động hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn (như các loại đồ hộp, thịt nguội, nước xốt)… Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại gia vị, thảo mộc tự nhiên để thay thế muối, tăng hương vị cho món ăn.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi
Các loại rau củ, trái cây tươi thường chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất chống viêm. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch nói riêng, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi cũng có thể giúp giảm viêm, giảm kháng insulin, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, hỗ trợ hệ sinh vật đường ruột khỏe mạnh… Những điều này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm cả suy tim.
Kiểm soát căng thẳng, stress
Căng thẳng mạn tính làm tăng tình trạng viêm, tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể, từ đó có thể khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ suy tim. Do đó, bạn nên cân nhắc dành thời gian ngồi thiền, tập hít thở sâu thường xuyên... để giữ tâm trạng ổn định, không bị căng thẳng, stress quá mức.
Hạn chế rượu bia
Thói quen uống nhiều rượu bia là một trong các yếu tố chính dẫn tới bệnh tăng huyết áp và suy tim. Chưa kể, uống nhiều rượu bia cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng xấu đến cơ tim.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Nhiều chuyên gia khuyên nên duy trì thói quen tập thể dục với cường độ vừa phải 150 phút/tuần, kết hợp cùng 2 - 3 bài tập tăng cường cơ bắp mỗi tuần để duy trì huyết áp khỏe mạnh, giảm viêm, giảm mỡ máu, duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Hoạt động thể chất thường xuyên là “chìa khóa” để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, phòng ngừa các bệnh tim mạch như suy tim.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách để phòng tránh suy tim.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?