Gout là bệnh về xương khớp phổ biến, thường gặp ở nam giới, người hay sử dụng bia, rượu. Bệnh thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm khiến các khớp bị viêm, sưng đỏ, đặc biệt là khớp ở ngón chân cái. Cơn đau gout thường dữ dội nhất sau khoảng 8 - 12 giờ, rồi giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày.
Nguyên nhân trực tiếp gây cơn đau gout là do chỉ số acid uric trong máu tăng cao quá mức cho phép. Acid uric hình thành khi cơ thể phân hủy purin - hợp chất có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày.
Acid uric thường vô hại và được đào thải ra khỏi cơ thể nhờ thận qua quá trình bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể chuyển hóa quá nhiều acid uric hoặc thận bị suy giảm chức năng, không thể đào thải hiệu quả sẽ khiến chúng tích tụ trong máu và gây ra triệu chứng của bệnh gout.
Bên cạnh đó, các yếu tố khiến chỉ số acid uric trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout còn có:
- Sử dụng sản phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản...
- Sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị ung thư,…
- Uống nhiều nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga.
Làm sao để cải thiện bệnh gout tại nhà?
Gout là bệnh có liên quan tới rối loạn chuyển hóa nên chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Để giảm acid uric trong máu, phòng ngừa cơn đau tái phát, bạn cần lưu ý:
- Uống nhiều nước: Người bị bệnh gout nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, giảm acid uric trong máu.
- Không sử dụng rượu, bia: Rượu khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải với acid uric, còn bia chứa hàm lượng purin cao sẽ khiến chỉ số acid uric trong máu tăng nhanh. Chính vì vậy, người bị gout nên hạn chế sử dụng rượu, bia để kiểm soát bệnh tốt hơn.
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: Các thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường miễn dịch và giảm acid uric trong máu.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn kiêng quá nghiêm ngặt vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Cải thiện bệnh gout an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Bệnh gout không chỉ khiến người mắc bị hạn chế trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt. Theo các chuyên gia, hiện nay, chưa có cách chữa bệnh gout một cách triệt để mà các phương pháp chủ yếu tập trung vào mục tiêu chính là: Chống viêm, giảm đau khi cơn gout cấp xuất hiện và giảm acid uric máu, phòng ngừa cơn đau tái phát.
Nắm được thực tế đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả kết hợp cùng: Ba kích, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ phục linh,… Sản phẩm mang tới công dụng:
- Tăng đào thải acid uric: Nhờ có thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua, sản phẩm giúp quá trình đào thải acid uric được thuận lợi hơn, từ đó, bệnh gout sẽ ít tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm.
- Tăng cường chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, đặc biệt là acid uric. Khi thận hoạt động kém sẽ khiến các chất này không được loại bỏ mà đi vào máu và gây bệnh. Các thảo dược: Ba kích, nhàu, hạ khô thảo trong sản phẩm có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, sản phẩm này giúp tác động đến nguyên nhân sâu xa hình thành bệnh gout, đó là do chức năng thận suy giảm.
- Giảm triệu chứng của bệnh gout: Khi bệnh gout tấn công, người bệnh sẽ phải chịu nhiều đau đớn. Do đó, các nhà khoa học đã thêm vào sản phẩm những thảo dược có công dụng giảm đau xương khớp như: Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá giúp giảm cơn đau gout cấp hữu hiệu.
Để kiểm soát bệnh gout, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả mỗi ngày.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cấy chỉ điều trị bệnh gút
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.