Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để nhanh hết nhiệt miệng?

Theo thống kê, phụ nữ có khả năng bị nhiệt miệng cao hơn nam giới, thêm vào đó bệnh nhiệt miệng cũng có thể xảy ra trong gia đình – có thể do di truyền hoặc yếu tố môi trường chung như thực phẩm hoặc chất gây dị ứng. Mọi người đều có nguy cơ bị nhiệt miệng, vậy nhiệt miệng là gì và có những cách nào để chúng ta khỏi nhiệt miệng nhanh hơn?

Theo thống kê, phụ nữ có khả năng bị nhiệt miệng cao hơn nam giới, thêm vào đó bệnh nhiệt miệng cũng có thể xảy ra trong gia đình – có thể do di truyền hoặc yếu tố môi trường chung như thực phẩm hoặc chất gây dị ứng.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt  là một vết loét nhỏ, nông, lành tính có thể phát triển trên các mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc ở gốc nướu. Hầu hết các vết loét đều có chiều ngang dưới 1cm. Các vết loét cũng có thể tái phát và xảy ra thường xuyên.

Vết loét thường có hình tròn hoặc hình bầu dục với tâm màu trắng hoặc vàng và viền đỏ. Miệng có thể ngứa ran hoặc bỏng rát ngay trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Không giống như mụn nước do sốt hoặc vết loét do virus herpes, vết loét miệng không bao giờ nằm ngoài miệng, vết loét chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc miệng và không dễ lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau và đau tăng lên khi nói hoặc khi ăn.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra vết loét miệng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra các vết nhiệt miệng, bao gồm:

  • Vô tình cắn vào má
  • Nhạy cảm với thực phẩm (phổ biến là thực phẩm có tính acid, thực phẩm cay hoặc thực phẩm chứa gluten)
  • Đánh răng quá mạnh, sử dụng nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate
  • Stress
  • Thay đổi hormone
  • Do vi khuẩn HP
  • Thiếu các vi chất như vitamin B, kẽm, acid folic, thậm chí thiếu sắt cũng góp phần gây ra nhiệt miệng

Viêm loét quanh miệng còn có thể gặp phải khi mắc một số bệnh như:

  • Bệnh suy giảm miễn dịch HIV, AIDS
  • Bệnh celiac
  • Viêm loét đại tràng, bênh Crohn hoặc các vấn đề có liên quan đến viêm ruột khác.
  • Bệnh Behcet

Các triệu chứng và phân loại nhiệt miệng

Các vết loét có thể chia thành 3 mức độ, gồm

  • Vết loét nhỏ: Đây là tình trạng phổ biến nhất, vết loét thường nhỏ có hình bầu dục, bờ vết loét có màu đỏ. Ngoài ra vết loét còn gây đau đặc biệt khi ăn.
  • Vết loét lớn: Hình thái vết loét này ít phổ biến hơn, vét loét thường tròn với các đường viền xác định, nhưng khi kích thước quá lớn, các đường viền có thể không đều nhau. Vết loét lớn có tôm thương sâu hơn và rất đau.
  • Vết loét dạng Herpetiform: Đây là dạng loét ít gặp nhất và thường gặp ở người cao tuổi. Các vết loét có kích thước bằng đầu kim nhưng có xu hướng mọc thành cụm từ 10-100 vết loét. Đôi khi các vết loét tập trung cùng nhau và tạo thành một vết loét lớn với các cạnh không đều nhau.

Ngoài ra triệu chứng ít gặp hơn của bệnh nhiệt miệng gồm: Sốt, khó chịu, sưng hạch bạch huyết

Cách khắc phục nhiệt miệng

Hầu hết các vết loét đều rất nhỏ và sẽ mất đi trong vòng một hoặc hai tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, mặc dù kích thước nhỏ, nhưng nhiệt miệng có thể gây đau và khó chịu kéo dài từ 7-14 ngày. Rất may, có rất nhiều cách tự nhiên để giảm đau và giảm thời gian phục hồi của nhiệt miệng. Hãy cùng tìm hiểu những cách khắc phục nhiệt miệng tự nhiên:

  • Nước súc miệng tự làm ở nhà: Sử dụng công thức nước xúc miệng ở nhà với thành phần gồm : 1 thìa cafe banking soda, 2 thìa nước ép lô hội, ½ cốc nước ấm. Nhấp một ngụm nhỏ hỗn hợp và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại cho đến khi hết, chú ý không được nuốt. Súc miệng một lần mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.  Đây là công thức rất hiệu quả giúp giảm đau và giảm viêm nhanh chóng.
  • Sử dụng đá: Ngậm những viên đá nhỏ để làm dịu vết loét và giảm viêm. Độ lạnh của đá làm chậm lưu thông máu đến vết loét, do đó làm giảm đau và sưng.

Nhiệt miệng có lây không, cách chữa trị hiệu quả nhất?

  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Tránh thức ăn thô, cứng (như bánh mì nướng,…), cay (tương ớt, ớt…) hoặc có tính axit (nước cam, nước chanh) vì có thể gây kích ứng và đau nhiều hơn. 
  • Bổ sung vitamin nhóm B: Một số tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung vtiamin B12 ngậm dưới lưỡi giúp ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng ngay cả ở những người không bị thiếu B12. Lượng được sử dụng trong nghiên cứu là 1.000 microgam (1 miligam) hai lần một ngày trong sáu tháng. Ngoài ra, bổ sung vitamin B hàng ngày - 300 miligam vitamin B1, 20 miligam vitamin B2 và 150 miligam vitamin B6 - đã được chứng minh là giúp một số người giảm đau. Sự thiếu hụt vitamin B1 (thiamine) đặc biệt cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ loét miệng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

  • Bổ sung sắt: Để biết mức độ bổ sung sắt chính xác hoặc nếu bạn cần bổ sung sắt trong chế độ ăn, bạn cần đi khám và được chẩn đoán thiếu máu bởi các bác sĩ.
  • Sử dụng sữa chua: Ăn sữa chua chứa men vi sinh chất lượng cao hàng ngày rất tốt cho việc điều trị nhiệt miệng. Sự di chuyển của lợi khuẩn từ men vi sinh qua miệng giúp vết loét dịu đi và lành lại, đồng thời vị mát lạnh của sữa chua giúp giảm đau.
  • Sử dụng cam thảo khử Glycyrrhizin: Các nghiên cứu cho thấy, người bị loét miệng sử dụng bốn lần chiết xuất lỏng cam thảo khử glycyrrhizin hòa tan trong nước ấm một ngày sẽ giúp giảm cảm giác đau. Bảy mươi lăm phần trăm bệnh nhân đã cải thiện, 50-75% bênh nhân cải thiện sau 1 ngày và sau đó các vết loét lành hoàn toàn vào ngày thứ 3. Để làm nước súc miệng chứa cam thảo khử Glycyrrhizin, trộn ½ thìa cafe chiết xuất cam thảo với ¼ cốc nước, súc miệng bốn lần một ngày để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể nhai 1-2 viên cam thảo khử Glycyrrhizin 200miligam hai hoặc ba lần một ngày.
  • Sử dụng giấm táo: Bạn có thể trộn giấm táo và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, sử dụng hỗn hợp này như là nước súc miệng hằng ngày để giúp vết loét mau lành hơn. Giấm táo có acid acetic, có khả năng diệt khuẩn đồng thời thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt. Do đó, giấm táo hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên cho vết loét.
  • Hydrogen peroxide: Để vết loét mau lành hơn, bạn có thể sử dụng tăm bông để bôi hỗn hợp gồm nước oxy già và nước sôi để nguội với tỷ lệ 1:1 vào vết loét. Sau khi bôi, không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì sau đó một giờ và lặp lại hằng ngày.
  • Sử dụng gói trà: Sau khi uống trà, bạn có thể để lại túi trà nếu bạn bị loét miệng vì khi đắp túi trà lên vết loét sẽ giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Vì tanin trong trà mang lại hiệu quả chống viêm giúp điều trị loét.
  • Loại bỏ gluten: Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiệt miệng có liên quan đến bệnh không dung nạp gluten, thì bạn có thể cần đi khám để xác định mình có mắc bệnh celiac hay không. Sau đó, loại bỏ các sản phẩm có gluten sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nhiệt miệng.
  • Sử dụng viêm ngậm kẽm: Thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ bị tái phát vết nhiệt miệng, do đó điều trị thiếu kẽm sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng viên ngậm kẽm, bạn cần đi khám để các bác sĩ đánh giá xem tình trạng  nhiệt miệng của bạn có liên quan đến thiếu kẽm hay không.
  • Không sử dụng natri lauryl sulfate: Khi bị nhiệt miệng bạn nên tránh hoàn toàn các loại kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần natri lauryl sulfate, đây là một chất tạo bọt được phát hiện là góp phần hình thành và gây tái phát vết loét.

Cách Chữa Nhiệt Miệng: 6 Món Ăn Thanh Mát, Giải Nhiệt Nhanh Chóng | Cooky.vn

Bạn cần đi khám định kỳ khi bị nhiệt miệng kèm theo sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban trên da để bác sĩ theo dõi và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu vết loét lớn hơn bất thường, kéo dài hơn hai tuần, lan ra cả môi hoặc bị tái lại quá thường xuyên, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nước súc miệng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo DrAxe) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm