Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm bền thành mạch với chất rutin

Chất rutin từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm bền thành mạch máu, nhất là đối với bệnh nhân cao huyết áp với mao mạch dễ vỡ, đứt.

Rutin là một flavonoid được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, và đặc biệt, vỏ của trái cây họ cam quýt.

Theo một nhà khoa học Ba Lan,  rutin có ba tác dụng: bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các tiểu  cầu tập hợp và giảm tính thấm mao mạch.

Rutin là gì?

Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Chữ P là chữ đầu của chữ permeabilite có nghĩa là tính thấm. Ngoài rutin có tính chất vitamin P ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như: esculozit, hesperidin (trong vỏ cam)… Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch.

Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C, gần đây mới phát hiện sự liên quan đến vitamin P.

Rutin là một bioflavonoid dễ dàng tìm thấy trong lúa mạch, có thể hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin C. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa để ngăn chặn các tổn thương do gốc tự do, và có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rutin không những dùng để phòng đột quỵ, còn sử dụng cho những người hồi phục từ sau cơn đột quỵ và các bệnh xuất huyết khác nhờ tác dụng tăng cường và xây dựng lại các mạch máu bị hư hỏng.

Bằng cách tăng cường các mạch máu, đặc biệt là hầu hết các mao mạch, bổ sung tuyệt vời này sẽ làm giảm mạnh nguy cơ bị đột quỵ lần thứ hai hoặc bất kỳ rối loạn liên quan khác. Nó giúp giảm viêm và giữ cho các thành của các mạch máu này dày và chắc hơn, có thể ngăn chặn nhiều dạng khác nhau của xuất huyết, bao gồm đột quỵ.

Tìm rutin ở đâu?

Ở Việt Nam, rutin được tìm thấy với tỉ lệ cao trong hoa hòe và tam giác mạch.

Hoa hòe tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papiionaceae).

Hoa hòe

Người ta dùng hoa hòe (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe.

Hoa hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, được dùng để nấu nước uống cho mát và dùng để nhuộm màu vàng. Trong hoa hòe có từ 6 - 30% rutin (tutozit). Rutin là một glucozit, thủy phân cho quexitin.

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây sảy thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.

Hoa hòe thường được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng với bệnh cao huyết áp.

Hoa hòe được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

- Cầm máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch…; phòng và trị chứng tăng huyết áp, hoặc niêm mạc miệng, lưỡi bị lở loét: có thể dùng hoa hòe sao vàng, hãm uống. Ngày 4 - 6g.

Tam giác mạch (còn gọi là mạch ba góc, lúa mạch đen, kiểu mạch, sèo) trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái.

Tam giác mạch

Tên khoa học Fagopyrum esculentum Moench. (Fagopyrum sagittatum Ciib).

Thuộc họ rau răm Polygonaceae.

Có thể dùng toàn cây nhưng  chủ yếu là lá và hoa của tam giác mạch để làm nguyên liệu chiết rutin.

Tam giác mạch trồng lấy hạt có bột ăn thay lúa ngô cho người và cho súc vật, tuy nhiên ăn tam giác mạch không, người rất mệt nên thường trộn thêm với ngô và gạo. Có thể trồng để lấy quả ăn rồi dùng cây bỏ đi chiết rutin hoặc có thể trồng lấy lá và hoa chiết rutin mà không thu hoạch quả. Tỉ lệ rutin trong lá thường cao nhất, kế đến lá hoa và thân.

Hiện nay nhân dân ta tại một số vùng chỉ mới trồng cây tam giác mạch để làm thức ăn cho gia súc và người. Một số nơi đang dùng lá nấu canh ăn cho sáng mắt, thính tai. Tại các nước châu Âu và một số nước khác, người ta chỉ dùng tam giác mạch để làm nguyên liệu chế rutin.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

Xem thêm