Xông hơi thuốc và tắm thuốc là một trong những phương pháp dùng thuốc của Đông y. Mục đích đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng hơi bằng đường hô hấp, đường da hoặc trực tiếp vào vị trí tổn thương... Được dùng chữa cả bệnh nội khoa và ngoại khoa, cả bệnh cấp tính và mạn tính như xông chữa cảm sốt, xông chữa một số chứng liệt, xông chữa một số chứng chàm, chốc chân tay...
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu phương thuốc xông hơi và tắm thuốc áp dụng với các trường hợp ngoại cảm, sốt không mồ hôi, đau đầu, cắn nhức 2 thái dương.
Xông thuốc cần ở nơi kín gió, tránh áp sát nồi đề phòng bỏng.
Dược liệu dùng cho một người/ một lần xông: lá tre 50g, tử tô 40g, cúc tần 50g, cây cứt lợn 40g, gừng tươi 20g, sả cả cây (cả lá và củ ) 50g, nếu toàn củ 30g, lá long não 30g, hương nhu 30g, đài bi 40g, hương nhu 30g.
Nếu kèm theo đau họng thêm bạc hà 30g.
Nếu kèm theo sốt thêm cây sậy cả rễ và cây 30g.
Nếu kèm theo đau đầu thêm cúc hoa 15g.
Nếu kèm theo ho, đờm thêm xạ can 15g.
Xông hơi: Dùng dược liệu cho vào nồi đun sôi đến khi mùi thơm bay ra nhiều, mang vào phòng xông kín gió, dùng rổ thưa úp đậy để tránh thân mình áp vào nồi nước sôi. Người bệnh ngồi trên ghế cao khoảng 10-15cm ôm lấy nồi nước dược liệu. Lấy 1 mảnh vải sạch dày, gấp đôi phủ kín người, mở vung cho hơi thuốc bay ra, tiến hành xông hơi cho đến khi ra mồ hôi, bỏ khăn phủ, lau người, thay quần áo. Tốt nhất ăn một bát cháo hành nóng để trợ lực.
Chú ý: Không đi ra ngoài ngay, tránh gió lùa.
Tắm hơi: Người bệnh vào phòng tắm, ngồi ghế tựa hoặc ngồi ở tư thế thoải mái. Xả hơi thuốc vào phòng tắm hơi trong thời gian từ 5-25 phút với nhiệt độ tăng dần từ 25-35oC. Khi bệnh nhân thấy mồ hôi ra đều toàn bộ người, dùng khăn ẩm, ấm lau người sau đó lau lại bằng khăn khô, ra phòng thay quần áo sạch, sang phòng chờ nghỉ từ 10-15 phút nên ăn 1 bát cháo hành hoặc uống một ít nước đường ấm.
Chú ý: Không đi ra ngoài ngay, tránh gió lùa.
Những chứng trạng không xông, tắm thuốc
Không xông thuốc, tắm hơi thuốc, tắm thuốc cho những người đang có những chứng bệnh như: huyễn vựng (tăng huyết áp, huyết áp thấp, huyết áp dao động); hồi hộp đánh trống ngực mạnh (bệnh tim mạch); phù thũng (viêm thận cấp, mạn tính); hoàng đản (viêm gan cấp, mạn tính); các chứng bệnh ôn dịch, ôn độc (sốt xuất huyết, sởi...); hen suyễn cấp tính đang có khó thở; những bệnh thấp nhiệt đang sốt cao (nhiễm trùng); phụ nữ trong thời kỳ có thai; những bệnh cấp tính chưa xác định nguyên nhân gây bệnh..
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.