Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kính nội nhãn - Lựa chọn nào khi phẫu thuật phaco ?

Việc chọn kính nội nhãn (hay thể thủy tinh nhân tạo - IOL) để thay thế thể thủy tinh bị đục thích hợp với ai đó không hề dễ dàng. Bác sĩ sẽ tư vấn để bạn chọn được IOL phù hợp với khả năng tài chính và lối sống của bản thân.

Chi phí của phẫu thuật thường được bảo hiểm y tế hay các hãng bảo hiểm chi trả (nếu bạn có mua bảo hiểm). Tuy nhiên không phải loại IOL nào cũng được bảo hiểm chi trả. Một vài loại IOL đặc biệt có thể không được bảo hiểm thanh toán. Mức thị lực của bạn cũng là một lý do để bảo hiểm y tế chấp nhận hay từ chối thanh toán chi phí phẫu thuật. Bạn cần bàn bạc, lắng nghe bác sĩ phẫu thuật nói về tình trặng bệnh của mình. Bạn nên xin tư vấn kỹ càng từ phía bảo hiểm và bác sĩ phẫu thuật. Những vấn đề được đưa ra sau đây sẽ giúp bạn cân nhắc để đi đến quyết định sau cùng.

Vật liệu để làm IOL: Hầu hết được làm từ silicone, acrylic và các vật liệu plastic tổng hợp khác. Các vật liệu này có thể được tráng phủ các chất liệu chống tia UV nhằm tránh khả năng gây hại của nó cho mắt. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, ít người quan tâm đến khía cạnh vật liệu làm ra IOL.

Kính đơn tiêu: Rất nhiều bệnh nhân sử dụng loại IOL này. Kính cho phép hội tụ ánh sáng để nhìn xa hoặc nhìn gần hay nhìn cự ly trung bình. Đa phần bệnh nhân chọn loại để nhìn xa thật rõ. Còn lại để nhìn gần hay đọc sách, họ sẽ phải đeo kính gọng. Cá biệt có những người thời gian chủ yếu làm việc nhà, dùng computer hay các thiết bị điện tử, thích học, đọc... họ sẽ chọn kính đơn tiêu chỉ để nhìn thật rõ khi làm việc gần còn lại sẽ dùng kính gọng kinh điển để nhìn xa, lái xe, xem TV. Phương pháp một mắt đặt IOL nhìn xa, một mắt đặt IOL nhìn gần hay kỹ thuật monovision để nhìn tốt cả cự ly gần và xa, cũng có thể thích hợp với nhóm người có não bộ đặc biệt, nhưng trước khi mổ phải khám xét cẩn thận và đeo thử kính tiếp xúc để quyết định ứng dụng phương pháp này.

Phẫu thuật phaco thay thế thủy tinh.

Kính đa tiêu: Có cấu tạo quang học thành nhiều vùng khác nhau, 2 hoặc 3 tiêu cự chẳng hạn. Điều này cho phép bệnh nhân nhìn rõ cả xa và gần. Một vài loại kính đa tiêu còn cho khả năng nhìn tốt ở cự ly trung bình. Có bệnh nhân không thực sự thoải mái hoàn toàn khi nhìn gần, tuy nhiên chỉ là cá biệt.

Kính có phần hội tụ sâu mở rộng (EDOF): Kính ưu tiêu căn chỉnh để nhìn rõ cự ly xa và trung bình.

Kính có khả năng điều tiết: Cho phép bệnh nhân nhìn rõ ở mọi cự ly nhưng tận dụng khả năng điều tiết tự nhiên của cơ thể mi.

Nếu bệnh nhân hay phải lái xe ban đêm: Kinh nghiệm ở một số người mang kính đa tiêu và EDOF là cảm giác lóa, quầng sáng, giảm độ tương phản đặc biệt khi trời xẩm tối và về đêm. Nếu phải lái xe ban đêm, nhiều người thấy thoải mái hơn với kính đơn tiêu.

Nếu bệnh nhân bị loạn thị từ trung bình đến cao: Do giác mạc, phần trước của mắt có độ cong không đều sẽ tạo hình ảnh xoắn vặn cả khi nhìn xa và nhìn gần. Nhóm bệnh nhân này sẽ thích hợp để đặt kính Toric IOLs. Một thủ thuật khác cũng có thể hữu hiệu là dùng đường rạch vùng rìa giảm loạn thị, có thể tiến hành cùng với phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc riêng rẽ. Cần lưu ý là BHYT thường không chi trả cho loại IOL và phẫu thuật bổ sung này.

Bệnh nhân có các bệnh mạn tính và sẵn có tại mắt như glôcôm, thoái hóa hoàng điểm... thì việc dùng loại kính đắt tiền như đa tiêu hay EDOF lại là không cần thiết. Kính đơn tiêu cho ánh sáng đi thẳng vào mắt nhiều nhất là sự lựa chọn lý tưởng.

Như vậy có nhiều loại IOL để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người sử dụng, có những loại đặc biệt sẽ không được BHYT chi trả hoặc chỉ chi trả một phần như loại đa tiêu hay EDOF chẳng hạn. Về phía bệnh nhân, thường có rất nhiều yêu cầu, kỳ vọng. Với ai đó thì chỉ đơn giản là thay thể thủy tinh bị đục bằng thể thủy tinh nhân tạo (IOL) trong suốt. Một vài hoạt động khác cũng vẫn có thể phải đeo kính bên ngoài: đi nắng, chơi thể thao, đọc sách... Nhưng với những người khác phải là thị lực tối ưu mà không cần mang kính. Quan trọng là, nhu cầu, ước muốn của cá nhân kèm theo tư vấn của thầy thuốc sẽ đi đến sự lựa chọn tối ưu cho tất cả các bên.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phẫu thuật đục thể thủy tinh, cần lưu ý gì?

TS.BS. Hoàng Cương - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm