Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Quần áo chống tia UV có tác dụng thực sự không?

Mùa này, nếu bạn phải ra ngoài vào ban ngày, việc vận dụng các biện pháp chống nắng là điều cần thiết. Hiện nay, một số loại trang phục được quảng cáo có tác dụng chống tia UV. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn tìm hiểu xem tác dụng của những loại trang phục đó đến đâu.

Quần áo chống tia UV có tác dụng thực sự không?

Cơ chế bảo vệ của trang phục chống tia UV

Hiệu quả của trang phục chống nắng đến từ chất liệu giúp chặn ánh nắng gây hại, được đo lường bằng chỉ số UPF— tương đương với SPF nhưng là chỉ số dành cho trang phục. Chỉ số này phụ thuộc vào trọng lượng, màu sắc và kết cấu vải, từ đó cho thấy lượng tia UV có thể xâm nhập qua vải. 

Vì vậy một chiếc áo có chỉ số UPF 50 chỉ cho phép 1/50 tia cực tím tiếp xúc với da. Đó là chiếc áo có tác dụng chống nắng tuyệt vời, trái ngược với một chiếc áo phông trắng cotton mỏng có chỉ số UPF 5. Khi chiếc áo phông bị ẩm ướt, lượng tia cực tím tiếp xúc với da còn nhiều hơn nữa.

Bạn nên tìm loại vải Lycra/elastane vì hầu hết chúng có chỉ số UPF 50 hoặc cao hơn, theo sau là vải nylon và polyester về hiệu quả chống nắng.  

Nên lựa chọn trang phục chống nắng một cách thông minh

Lựa chọn trang phục chống nắng 

Một số chuyên gia cho rằng chỉ số UPF không phải là toàn diện để biết trang phục đó có thể thực sự bảo vệ bạn được hay không. Đó là vì, cũng như SPF ở kem chống nắng, khó để biết UPF 50 sẽ tốt hơn UPF 30 vì mỗi loại da sẽ phản ứng khác nhau với tia tử ngoại dù được bảo vệ như nhau.

Vấn đề khác đối với một số loại quần áo chống nắng rẻ tiền là khả năng chặn tia tử ngoại không đạt yêu cầu. Để biết quần áo có chống nắng tốt hay không, bạn giơ lên về phía ánh nắng, nếu ánh sáng vẫn xuyên qua vải được thì chất liệu đó quá thưa.

Mặc dù tác dụng không thể bằng kem chống nắng nhưng trang phục chống nắng có thể bảo vệ những vùng da bất tiện khi bôi kem. Những trang phục đó phù hợp đối với người phải đi ra ngoài trời trong thời gian dài dưới ánh nắng hoặc khi bơi dưới nước vì kem chống nắng có thể dễ bị trôi đi.

Nếu bạn chuẩn bị đi bơi hoặc tham gia các bộ môn thể thao dưới nước như thuyền kayak, hãy lựa chọn các chất liệu vải UPF 50+ và nhanh khô.

Ngoài ra, nên tránh ánh nắng mặt trời vào giữa ngày và mang theo kem chống nắng bên người để có thể thuận tiện thoa lại.

 

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Prevention)
Bình luận
Tin mới
Xem thêm