Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé?

Cắt bao quy đầu là gì, cắt bao quy đầu có thực sự cần thiết, khi nào nên cắt bao quy đầu hay cắt bao quy đầu là tốt hay xấu? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé?

Cắt bao quy đầu là gì? ai cần cắt bao quy đầu?

Cắt bao quy đầu là gì? Theo bác sĩ cho biết, cắt bao quy đầu thực chất là tiểu phẫu cắt bỏ phần da thừa ở đầu dương vật trong những trường hợp dài hẹp bao quy đầu để bao quy đầu có thể lộ ra ngoài được.

Cắt bao quy đầu là rất cần thiết tuy nhiên không nhất ai cũng cần cắt bao quy đầu. Chỉ những trường hợp: dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu và nghẹt bao quy đầu mới cần sử dụng thủ thuật cắt bao quy đầu.

Khi nào nên đi cắt bao quy đầu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới 96% trẻ em khi mới sinh ra mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu. Khi trẻ lớn lên, các triệu chứng dài và hẹp bao quy đầu sẽ có xu hướng biến mất dần. Sau tuổi 17 tỷ lệ trẻ bị mắc chứng dài và hẹp bao quy đầu chỉ còn lại khoảng 1%.

Có tới 96% trẻ em khi mới sinh ra mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu.

Tuy nhiên, một số trẻ do chưa nhận được sự quan tâm đúng mực cha mẹ về các vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục, nên thường để chứng dài và hẹp bao quy đầu kéo dài cho tới tuổi trưởng thành.

Nam giới bị mắc chứng dài và hẹp bao quy đầu sẽ rất khó vệ sinh dương vật, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ tại bao quy đầu gây viêm bao quy đầu, viêm dương vật...

Cắt bao quy đầu là một trong những tiểu phẫu khá đơn giản, giúp nam giới loại bỏ chứng dài và hẹp bao quy đầu. Đồng thời đây là phương pháp rất quan trọng, giúp bạn phòng ngừa các bệnh nam khoa và làm giảm tỷ lệ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

Thực tế có rất nhiều dân tộc thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ từ rất sớm khi mới sinh ra. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng: Cắt bao quy đầu nên được thực hiện đúng thời điểm và có những phương pháp phù hợp, để đảm bảo cho nam giới cắt bao quy đầu an toàn, không biến chứng, tính thẩm mỹ cao và không ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của bạn.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng: Khi trẻ được 4 – 5 tuổi, mà các mẹ vẫn thấy bao quy đầu của trẻ còn dính chặt lấy quy đầu, thì bạn nên thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Nếu muốn đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn, bạn có thể tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ thực hiện.

Nếu phương pháp nong bao quy đầu không mang lại hiệu quả, thì bạn nên đưa trẻ đi cắt bao quy đầu. Độ tuổi thích hợp nhất để bạn thực hiện cắt bao quy đầu cho bé trai là khoảng từ 7 – 8 tuổi.

Vì sao đây là độ tuổi thích hợp nhất để cắt bao quy đầu?

Các chuyên gia cho rằng, đây là giai đoạn trẻ có tự nhận thức được vấn đề vệ sinh dương vật dưới sự chỉ dẫn của bố mẹ, đồng thời trẻ cũng sẽ tự tránh xa những yếu tố gây ảnh hưởng đến dương vật của mình. Hơn nữa, đây là thời điểm mà dương vật của trẻ chưa bước vào giai đoạn phát triển toàn diện. Nên tiểu phẫu sẽ diễn ra dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng đến sinh lý bình thường sau này của trẻ.

Một số trẻ được phát hiện muộn hơn, nên có thể cắt bao quy đầu sau.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trẻ nào cũng được cắt bao quy đầu vào thời điểm thích hợp nhất. Một số trẻ được phát hiện muộn hơn, nên có thể cắt bao quy đầu sau. Các chuyên gia cũng cho rằng, nam giới nên thực hiện cắt bao quy đầu trước khi bước vào tuổi dậy thì.

Đối với nam giới trưởng thành, việc không cắt bao quy đầu sẽ khiến cho nhiều nam giới dễ bị viêm nhiễm dương vật, viêm bao quy đầu, tăng tỷ lệ mắc các bệnh qua đường tình dục, xuất tinh sớm... Từ đó, sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh dục của nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, kể cả khi đã bước vào tuổi trưởng thành mà bạn chưa cắt bao quy đầu, thì bạn vẫn nên tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu.

Tuy nhiên, cắt bao quy đầu không phải do cha mẹ hay nam giới quyết định. Vì trên thực tế vẫn có những trường hợp bị hẹp bao quy đầu ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng biện pháp nong bao quy đầu hoặc các phương pháp khác để khắc phục tình trạng bao quy đầu của mình.

Theo Khoa học TV
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm