Khi nào cần nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ?
Khi nào cần nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ?
Trên thực tế, ngay cả khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ và chỉ định nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ vì không có lựa chọn nào khác, một số phụ huynh vẫn tỏ ra quá dè dặt, nhất quyết không cho con phẫu thuật vì e ngại khả năng miễn dịch của trẻ giảm sút nhiều sau can thiệp. Cần hiểu rằng VA và amidan bị viêm nhiễm kéo dài và quá phát chẳng những không thể duy trì chức năng miễn dịch của mình mà còn dẫn tới nhiều rắc rối như:
Ngoài ra, VA và amidan bị viêm thường xuyên sẽ là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công các cơ quan khác như mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, tim, thận…
Chỉ định và chống chỉ định:
VA và amidan là 2 trong 6 thành phần của vòng bạch huyết Waldayer, không phải cơ quan duy nhất thực hiện chức năng sản sinh miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Vì vẫn có tổ chức tương tự đảm đương cùng nhiệm vụ nên việc nạo VA hoặc cắt amidan không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chống nhiễm trùng của trẻ.
Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là mọi trường hợp viêm VA hay viêm amidan đều phải phẫu thuật cắt bỏ. Viêm VA và viêm Amidan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp hình thành miễn dịch, chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng, nhất là biến chứng viêm tai giữa.
Phẫu thuật nạo VA được Willhelm Meyer người Đan Mạch mô tả lần đầu tiên vào năm 1867. Tới đầu thập niên 1900, cắt amidan và nạo VA thường được thực hiện đồng thời vì hai cấu trúc này được coi là những ổ nhiễm trùng gây ra nhiều bệnh khác. Vào những thập niên 1930 và 1940, sự xuất hiện của kháng sinh đã giúp điều trị thành công nhiều trường hợp viêm VA và amidan. Kể từ đó, phẫu thuật nạo VA và cắt amidan không còn được áp dụng rộng rãi như trước nữa.
Để tránh lạm dụng, quyết định nạo VA cần được thực hiện đúng quy trình, bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định phẫu thuật. Ngay cả trường hợp trẻ có đầy đủ tiêu chí phẫu thuật, một số bác sĩ vẫn khuyên gia đình loại bỏ hoàn toàn sữa và các chế phẩm sữa (sữa tươi, sữa công thức, sữa chua, pho mát…) ra khỏi chế độ ăn của trẻ và theo dõi trong vòng ít nhất 1 tháng. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì mới tiến hành can thiệp. Nhạy cảm với sữa được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn kéo dài ở vùng tai mũi họng.
Phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về tuổi):
– Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).
– Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.. tái phát.
– V.A quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên.
– Viêm amiđan mạn tính, tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm)làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhi. Chỉ tính các đợt viêm amidan được bác sĩ chẩn đoán rõ ràng, không tính các đợt do người bệnh tự chẩn đoán.
– Viêm amiđan gây biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, ápxe quanh amiđan, viêm hạch cổ…
– Amiđan phì đại gây tắc nghẽn, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc gây khó nuốt, khó nói.
Có bệnh về máu, bệnh tim nặng, lao tiến triển
– Đang viêm nhiễm cấp vùng mũi họng.
– Đang nhiễm virus cấp như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết …
– Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch.
– Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, đang có dịch đường hô hấp tại địa phương
– Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao).
Nguy cơ phẫu thuật
Cũng như với bất kỳ ca phẫu thuật nào, nạo VA hay cắt amidan đi kèm một số nguy cơ:
Biến chứng trong và sau mổ
Vì mỗi cá nhân có đáp ứng khác nhau với phẫu thuật, phản ứng với gây mê và lành thương của các trẻ cũng khác nhau nên rất khó dự đoán chắc chắn kết quả phẫu thuật và các biến chứng tiềm ẩn. Tiên lượng sau mổ cũng phụ thuộc cả vào tình trạng bệnh hiện có của mỗi trẻ.
Những rắc rối sau đây đã được ghi nhận trong y văn. Mặc dù phần lớn các biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng chúng đã từng xảy ra tại một thời điểm nào đó, dưới bàn tay của những phẫu thuật viên kinh nghiệm, trong điều kiện chăm sóc y tế chuẩn mực. Vì vậy gia đình và bác sĩ cần cân nhắc kỹ để so sánh những nguy cơ tiềm ẩn với lợi ích của phẫu thuật trước khi đưa ra quyết định mổ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt amidan
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.