Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau cắt amidan
1. Theo dõi chảy máu
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa, không gối đầu và xoay mặt về một bên. Không khạc, không nuốt nước bọt, đùn (lùa) nước bọt ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng. Quan sát nước bọt:
- Trong hoặc có vài tia máu đỏ sậm: Không chảy máu.
- Toàn máu đỏ tươi hoặc nước bọt có lẫn máu đỏ tươi: Còn chảy máu; phải báo ngay cho BS trực, điều dưỡng trực và BS phẫu thuật viên nếu bênh nhân đang nằm tại bệnh viện.
Báo cho BS phẫu thuật viên nếu bệnh nhân đang ở ngoài bệnh viện.
Thời gian theo dõi chảy máu trong vòng 12 ngày. Đặc biệt là ngày thứ 1 và ngày thứ 7 sau cắt amidan (thời điểm bắt đầu bong tróc giả mạc phủ hố amidan).
Trong 10 ngày sau cắt amidan: Nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội, lạnh. Không dùng thức ăn chua, cay, cứng, nóng và thức uống có màu nâu, đỏ như: Xá xị, Coca…
Trẻ em (dưới 15 tuổi):
- Ngày 1: 3 giờ sau cắt amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: uống sữa lạnh
- Ngày 2 – 7: Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh….
Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…
- Ngày 8–12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ…..
Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…
Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường
Lưu ý: Trong 2 tuần sau cắt amidan cho trẻ ăn Cá rất dễ bị hóc xương, ăn mì gói dễ chảy máu
Người lớn, trẻ em trên 15 tuổi:
- Ngày 1- 2 : 3 giờ sau cắt amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: uống sữa lạnh.
- Ngày 3–7 : Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh….
Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…
- Ngày 8–12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ…..
Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…
Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường
Lưu ý: Trong 2 tuần sau cắt amidan nên kiêng rượu, bia, thuốc lá…
3. Chế độ sinh hoạt
- Ngày 1: Nằm tại giường, nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, có người chăm sóc (tốt nhất nằm tại phòng săn sóc hậu phẫu của bệnh viện), nói nhỏ.
- Ngày 2- 10: Đi lại, nói chuyện và lao động nhẹ tại nhà hoặc văn phòng. Không nên đi đường xa, đường gồ ghề bằng phương tiện thô sơ và không đi máy bay.
+ Không hò hét, chạy nhảy và hoạt động gắng sức khác dưới trời nắng nóng.
+ Tắm rửa với nước ấm. Súc miệng, chải răng sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng và nước mát. Không cố khạc khi vướng họng để tránh bong giả mạc (một lớp màng màu trắng như bông phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, không phải là mủ).
+ Uống thuốc theo toa. Tái khám đúng hẹn. Sau 14 ngày: hố mổ lành.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.