Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt amidan

Dù đã được thực hiện từ rất lâu, đến nay cắt amidan vẫn là một phẫu thuật thường dùng và được đánh giá là một trong những phẫu thuật quan trọng nhất ở trẻ em

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt amidan

Hầu hết trẻ sẽ không cần phải cắt amidan. Một vài trẻ phải thực hiện phẫu thuật cắt amidan khi mà bản thân amidan bị viêm quá mức, tái đi tái lại nhiều lần và không còn hiệu quả bảo vệ cho trẻ nữa.

Amidan gồm 3 khối mô: amidan lưỡi, amidan hầu (adenoid), và amidan vòm miệng. Amidan là những mô lymphô được che phủ bởi tế bào biểu mô đường hô hấp, tạo thành những hốc. Ngoài việc sản xuất ra bạch cầu lympho, các amidan còn tích cực tổng hợp các globulin miễn dịch (immunoglobulin) do vậy Amidan được xem là đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch của cơ thể trẻ. Amidan được ví như một "pháo đài" bảo vệ ở cửa ngõ đường hô hấp của trẻ, ngăn chặn và tiêu diệt các nhiễm trùng xâm nhập qua đường hô hấp.

Amidan khoẻ mạnh góp phần tích cực trong cơ chế miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng xâm nhập, nhưng khi amidan bị viêm nhiễm, vai trò này sẽ giảm xuống rất nhiều. Amidan nhiễm bệnh sẽ giảm vận chuyển bạch cầu để tiêu hủy kháng nguyên xâm nhập, giảm sản xuất kháng thể xuống dưới mức bình thường, và trở thành ổ nhiễm khuẩn mạn tính. Khi amidan có dấu hiệu sưng to, tái phát nhiều lần thì có thể đã tới lúc cần phải cắt bỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Con bạn có thể đã có một khối hạch vòm vọng lớn ngay từ khi mới sinh ra, hoặc ở một số trẻ khác có thể là hậu quả của quá trình viêm nhiễm quá nhiều lần. Khi khối amidan bị sưng to sẽ gây nên sự bít tắc đường thông khí làm cho trẻ khó thở, nhất là vào ban đêm khi trẻ đang ngủ. Do vậy, việc phẫu thuật loại bỏ amidan là cần thiết để cải thiện tình trạng này.

Amidan quá lớn cũng có thể gây ảnh hưởng đến liên kết giữa phần tai giữa và tai sau. Nếu con bạn thường xuyên bị viêm tai, việc cắt bỏ amidan có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm.

Trước phẫu thuật

Thông thường, trong vòng vài giờ trước phẫu thuật, không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì. Hãy chú ý hỏi kỹ bác sỹ những thông tin sau:

  • Ngày và giờ phẫu thuật
  • Thời điểm trẻ phải ngừng ăn, uống
  • Những điều cần ghi nhớ khác theo chỉ định của bác sỹ

Trong khi phẫu thuật

Bác sỹ sẽ gây mê cho trẻ để đảm bảo trẻ ngủ hoàn toàn trong suốt cuộc phẫu thuật mà không cảm thấy đau đớn và cũng không ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Trong khi trẻ đang được gây mê, bác sỹ sẽ cắt bỏ amidan và lấy nó ra khỏi miệng của trẻ. Đây được coi là một tiểu phẫu và thường được tiến hành trong thời gian từ 20 đến 45 phút.

Sau phẫu thuật

Chăm sóc hồi sức sau phẫu thuật: trẻ sẽ được đưa đến phòng hồi sức và nằm trong đó khoảng 1 giờ rồi được chuyển sang phòng chăm sóc. Tại phòng chăm sóc, trẻ sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi nhân viên y tế. Đồng thời, gia đình và người chăm sóc trẻ được khuyến cáo theo dõi trẻ thường xuyên và thông báo với bác sỹ nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

  • Trẻ sẽ được kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Và trẻ có thể sẽ vẫn phải truyền dịch tĩnh mạch nếu bác sỹ thấy cần thiết.
  • Trẻ có thể phải uống thuốc giảm đau nếu cần. Nhân viên y tế sẽ kiểm tra thường xuyên nếu trẻ có triệu chứng nôn hay xuất huyết.
  • Sau phẫu thuật, trẻ có thể khạc nhổ hoặc nôn ra chất lỏng màu nâu đặc nếu trẻ có nuốt phải những cục máu trong hoặc sau phẫu thuật. Điều này là rất bình thường. Nếu trẻ vẫn bị khạc nhổ, nôn mửa không ngừng, bác sỹ sẽ truyền thuốc qua đường truyền dịch để giúp làm giảm những triệu chứng trên dạ dày.
  • Trẻ được khuyến khích uống nhiều nước: ban đầu trẻ chỉ nên uống chậm từng ngụm nước nhỏ.
  • Khi trẻ đã hoàn toàn tỉnh táo, trẻ có thể sử dụng phòng vệ sinh (cần có sự hỗ trợ từ người khác). Nên cho trẻ dậy khỏi giường, đi lại sớm.

Kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật: nếu trẻ bị đau sau phẫu thuật, các bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol... được tiêm truyền theo đường tĩnh mạch hay thuốc uống dưới dạng dung dịch.

Trẻ có thể xuất viện trong ngày: hầu hết trẻ có thể xuất viện sau 3 tiếng trong phòng chăm sóc. Một số trẻ khác đôi khi cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm một thời gian. Bạn nên đưa trẻ về nhà bằng ô tô hay taxi. Để đảm bảo an toàn và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không nên sử dụng xe máy hay các phương tiện công cộng như xe bus.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Khi trẻ bị đau: Hãy làm theo các bước sau:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol. Sau phẫu thuật, bác sỹ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho trẻ để sử dụng tại nhà. Do vậy, hãy tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng sử dụng cho trẻ. Tuy các thuốc giảm đau khá hiệu quả trong việc giảm đau nhưng sử dụng không hợp lý có thể mang lại những hậu quả khôn lường. Hãy sử dụng đúng liều lượng và đường sử dụng ghi trên nhãn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Khi sử dụng thuốc giảm đau, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về nhịp thở hay trẻ dễ buồn ngủ, hãy ngừng việc dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ. Nếu trẻ lơ mơ, ngủ gà và không có biểu hiện đáp lại khi bạn gọi, hỏi, cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
  • Không nên cho trẻ sử dụng thuốc không kê đơn có tác dụng an thần khi đang sử dụng các thuốc giảm đau, ví dụ như thuốc chống ngạt mũi hay thuốc kháng histamine.
  • Không nên cho trẻ sử dụng ibuprofen hay aspirin khoảng 2 tuần sau phẫu thuật. Những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết hậu phẫu. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Chế độ dinh dưỡng

Uống nhiều nước là điều rất quan trọng sau phẫu thuật cắt bỏ amidan. Hãy cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Khi trẻ có thể uống các dịch lỏng mà không bị nôn mửa thì lúc này có thể cho trẻ ăn thêm các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Sau một thời gian, trẻ có thể hoàn toàn quay trở lại với việc ăn uống bình thường.

Chăm sóc miệng

Hướng dẫn trẻ súc miệng sạch bằng nước ấm và chải răng thật nhẹ nhàng.

Ảnh minh họa.

Dạy trẻ cách hắt hơi với miệng mở rộng. Không nên cho trẻ hỉ mũi ít nhất là 1 tuần sau phẫu thuật. Sử dụng khăn giấy để thấm làm sạch mũi nếu trẻ bị chảy nước mũi.

Để giúp trẻ thở thật thoải mái, bạn có thể mua một chiếc máy phun sương tạo độ ẩm.

Trong giai đoạn này, trẻ phát âm có đôi chút khó khăn. Bạn có thể nghe giọng nói của trẻ dường như bị ngạt mũi. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể diễn biến từ vài tuần cho tới 3 tháng.

Các hoạt động khác

Trẻ nên dừng hoạt động mạnh trong khoảng 2-3 ngày sau phẫu thuật. Hãy hỏi bác sỹ khi nào là thời điểm thích hợp cho trẻ vận động hoặc chơi thể thao trở lại.

Trẻ vẫn có thể tắm và gội như bình thường.

Nên cách ly trẻ với những người bị mắc các bệnh nhiễm trùng hay cảm lạnh.

Trẻ có thể quay lại trường học khoảng 5 ngày sau phẫu thuật. Bạn không nên cho trẻ đi du lịch xa trong khoảng 2 tuần.

Trẻ có thể cần khám lại

Bác sỹ sẽ yêu cầu trẻ đến kiểm tra lại trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật để phát hiện sớm nếu trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì cần sự can thiệp của bác sỹ.

Khi nào nên đi khám bác sỹ

Hãy cho trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao trên 38,50C.
  • Nôn mửa, khạc nhổ không ngừng hoặc nôn ra máu tươi, nhiều máu.
  • Đau nặng hơn.
  • Không muốn uống nước.
  • Bí tiểu trong vòng 12 tiếng sau phẫu thuật.
  • Chảy máu ở miệng, mũi.

Nếu trẻ bị xuất huyết hay khó thở, đừng chần chừ đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên làm phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em?

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Viêt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Xem thêm