Amidan là tên gọi chung cho các hạch lympho tập trung lại thành đám nằm ở họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm (V.A), amidan khẩu cái, amidan lưỡi. Trong bệnh lý tai mũi họng, khi nói đến viêm amidan tức là nói đến amidan khẩu cái, nằm ở ngay họng miệng, hạch nhân to nhất trong vòng bạch huyết. Vai trò của vòng bạch huyết là sản sinh ra các kháng thể giúp cho cơ thể chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên amidan lại có cấu tạo khe hốc nên bên cạnh việc giúp cho các bạch cầu len lỏi vào trong tổ chức amidan, các hốc này còn làm ứ đọng thức ăn và là ổ trú ngụ của vi khuẩn nên trong một số trường hợp, amidan được gọi là lò viêm tức là nơi khởi nguồn của các bệnh nhiễm khuẩn vùng mũi họng, gây áp-xe quanh amidan lan ra xung quanh gây viêm tấy tổ chức liên kết vùng cổ, nặng hơn gây viêm trung thất thậm chí gây những biến chứng toàn thân như thấp tim, viêm cầu thận...
Cắt amidan khi nào?
- Cắt amiđan khi amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, trẻ thường có các triệu chứng như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm... Hoặc khi bé chậm lớn, kém ăn, hay bị nôn, khó nuốt, khó nói do amidan quá to.
- Cắt amidan khi trẻ bị viêm amiđan mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe.
- Khi viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở amidan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amidan, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ. Ngoài ra còn có những chỉ định cắt amidan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, hoặc hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan.
Cắt amidan có gây tai biến nguy hiểm không?
- Tuy là một phẫu thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, thường tối đa không quá 30 phút, nhưng cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn những tai biến như tai biến do gây mê, tai biến do chảy máu sau mổ. Để phòng ngừa những tai biến này, các bậc cha mẹ phải thông cho bác sĩ biết rõ những tiền căn dị ứng hoặc những bệnh lý nội ngoại khoa mà trẻ đã hoặc đang có. Đồng thời sau mổ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Ăn các thức ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ.
Sau khi cắt amiđan trẻ có cần kiêng nói?
Khác với quan niệm trước kia là sau khi cắt amidan phải kiêng nói, ngày nay với các phương pháp mổ hiện đại như cắt amidan bằng dao điện, bằng laser hoặc bằng coblation, sau khi cắt trẻ có thể nói chuyện được ngay. Tuy nhiên vẫn tránh những hoạt động thể lực như chạy chơi, bơi lội, đá bóng...
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.