Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

IVF thay đổi thế nào từ khi em bé đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm?

Từ khi thành công vào năm 1978, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF đã giúp hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn tìm được hạnh phúc.

IVF thay đổi thế nào từ khi em bé đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm?

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF đã đem lại hi vọng cho hàng triệu cặp đôi hiếm muộn. IVF là từ viết tắt của “In vitro fertilization”, trong đó “in vitro” - “trong kính" - là thuật ngữ tiếng Latin chỉ những gì xảy ra trong môi trường phòng thí nghiệm.

Ngày nay, IVF là một phương thức thụ tinh được công nhận, được khoảng 5% các cặp bố mẹ sử dụng. Tính đến nay, gần 8 triệu người trên thế giới đã được ra đời nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản này. Những “đứa trẻ trong ống nghiệm” phát triển bình thường như trẻ sinh nhờ thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, trước đó không lâu, IVF vẫn còn là một công nghệ hoàn toàn mới, gây nhiều tranh cãi và thậm chí còn bị cấm.

IVF thay doi the nao tu khi em be dau tien sinh ra trong ong nghiem? hinh anh 1

IVF có quá trình phát triển đầy khó khăn, vấp phải sự phản đối do liên quan đến vấn đề đạo đức. Ảnh: Graziadaily.

IVF là gì?

Quy trình IVF khởi đầu bằng việc kích trứng ở người phụ nữ. Sau khi đạt yêu cầu, trứng được lấy ra từ buồng trứng của người mẹ hoặc người hiến tặng. Sau đó, tinh trùng được bơm vào các trứng và tạo thành phôi thai. Những phôi thai này được nuôi trong phòng thí nghiệm vài ngày, sau đó một hoặc hai phôi thai khỏe mạnh nhất sẽ được cấy vào buồng trứng của người mẹ hoặc người mang thai hộ. Số còn lại được đông lạnh để có thể sử dụng trong tương lai.

“Đứa trẻ trong ống nghiệm” là thuật ngữ được nhiều người sử dụng khi nhắc tới IVF. Trên thực tế, thuật ngữ này được sử dụng cho thụ tinh nhân tạo (tinh trùng được lọc rửa sau đó bơm vào tử cung của người phụ nữ). Khi trứng được thụ tinh ngoài cơ thể người lần đầu vào năm 1944, thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng cho IVF. Nhiều người vẫn coi tên gọi này là không thích hợp và có ý nghĩa tiêu cực.

IVF hình thành và phát triển như thế nào?

Năm 1934, Tiến sĩ Gregory Pincus thụ tinh thành công cho trứng của thỏ trong phòng thí nghiệm. Ông không dùng tinh trùng của thỏ đực mà áp dụng quy trình sinh sản đơn tính, trong đó lấy trứng của thỏ cái, thụ tinh ép buộc bằng hóa chất rồi chuyển lại vào trong cơ thể con thỏ. Nghiên cứu của ông đã gây nhiều tranh cãi và lo ngại, khiến ông bị Đại học Harvard sa thải. Tuy nhiên, không phải ai cũng xem công trình của Tiến sĩ Pincus là vi phạm đạo đức. Một số cho rằng đây là hi vọng.

Năm 1938, Tiến sĩ John Rock đã tuyển dụng cựu kỹ thuật viên của Pincus - ông Miriam Menkin. Họ đã dành 6 năm cố thụ tinh cho trứng người trong phòng thí nghiệm nhưng không thành công. Cuối cùng, đến mùa xuân năm 1944, Pincus và Menkin quyết định kéo dài thời gian trứng và tinh trùng ở cùng nhau trên đĩa thí nghiệm, và thụ tinh thành công cho 4 trứng. Tuy nhiên, số trứng này không được chuyển vào cơ thể người.

Năm 1951, Tiến sĩ Landrum Shettles thực hiện lại thử nghiệm của Pincus và thành công. Ông duy trì được sự sống của trứng đã thụ tinh đến ngày thứ 6 (ngày thông thường phôi thai sẽ bám vào thành tử cung).

Trong khi đó, ở nước Anh, Tiến sĩ Robert Edwards thử thụ tinh IVF với trứng của chuột. Sau khi thành công, ông thử trên trứng người nhưng không có may mắn. Năm 1965, ông tới Mỹ và hợp tác với bác sĩ Georgeanna Jones và thụ tinh thành công cho một trứng người.

Sau khi trở lại Anh, Edwards muốn chuyển trứng đã thụ tinh vào lại tử cung của một người phụ nữ. Đó là lúc ông gặp Tiến sĩ Patrick Steptoe - người phát minh ra phương pháp phẫu thuật mới là nội soi ổ bụng. Qua đó, trứng có thể được lấy ra từ buồng trứng của người phụ nữ mà không cần phải phẫu thuật.

Năm 1973, bác sĩ John Del-zio và vợ là Doris tình nguyện để Tiến sĩ Shettles thử nghiệm phương pháp IVF sau 5 năm không thể có con. Tuy nhiên, đại học nơi Shettles làm việc không được thông báo về kế hoạch của ông. Shettles đặt trứng của Doris và tinh trùng của John vào ống nghiệm và cho vào lồng ấp vài ngày để phôi thai phát triển. Tuy nhiên, một đồng nghiệp của ông đã báo cáo lại với trường và ống nghiệm bị buộc lấy ra trước thời hạn. Sau đó, Shettles phải rời khỏi vị trí của mình ở đại học Columbia-Presbyterian.

Sau đó, chính phủ Mỹ không cho phép dùng ngân sách cho các chương trình nghiên cứu phôi thai, trong đó có IVF, trừ khi được Hội đồng Đạo đức Quốc gia thông qua. Tuy nhiên, hội đồng này đến năm 1978 mới chính thức thành lập.

Năm 1977, Edwards và Steptoe đã thụ tinh trong ống nghiệm cho vợ chồng Lesley và John Brown. Trứng được chuyển vào tử cung Lesley và cô đã mang thai thành công. Ngày 25/7/1978, Louise Joy Brown - đứa trẻ đầu tiên ra đời bằng IVF - chào đời, hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.

IVF thay doi the nao tu khi em be dau tien sinh ra trong ong nghiem? hinh anh 2

Tiến sĩ Edwards bên Louise Brown - người đầu tiên sinh nhờ IVF. Ảnh: Britannica.

Vượt qua nhiều ý kiến trái chiều và tranh cãi quanh vấn đề đạo đức cũng như các nguy cơ phát sinh, các quốc gia trên thế giới lần lượt có trẻ được sinh ra nhờ IVF. Năm 1980, đứa trẻ ống nghiệm đầu tiên của Australia ra đời và phòng khám IVF được thành lập ở Mỹ. Đến năm 1981, Elizabeth Jordan Carr trở thành em bé đầu tiên sinh ra nhờ phương pháp này ở Mỹ.

Hiện tại và tương lai

Quy trình IVF ngày nay rất khác so với thời kỳ đầu, khi các cặp phụ huynh phải ở bệnh viện trong phần lớn thời gian thực hiện. Giờ đây, người theo phương pháp IVF vẫn có thể ở nhà và duy trì công việc.

Trước đây, thời gian rụng trứng được nhận biết bằng mức hormone và việc lấy trứng phải diễn ra sau đó đúng 26 tiếng, đồng nghĩa với việc có thể rơi vào lúc nửa đêm. Ngày nay, các loại thuốc giúp bác sĩ kiểm soát thời điểm trứng rụng và tăng khả năng thành công. Đồng thời, thay vì phải phẫu thuật lấy trứng, ngày nay bác sĩ dùng kim siêu âm giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Hải Đăng - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm